Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
21:03 10/12/2017
Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là một căn cứ quan trọng để tính bảo...
- Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Kiến thức của bạn:
Điều chỉnh tiền lương hưu đã đóng bảo hiểm xã hội
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Điều chỉnh tiền lương hưu đã đóng bảo hiểm xã hội tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Nội dung tư vấn về Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là một căn cứ quan trọng để tính bảo hiểm xã hội một lần và lương hưu.Theo đó, không phải bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ là bình quân của số tiền thực đóng bảo hiểm xã hội. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính hưu trí hay bảo hiểm xã hội một lần là tiền lương sau khi đã được điều chỉnh. Điều 10, Nghị định 115/2015 quy định về điều chỉnh tiền lương hưu đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: Điều 10. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
"Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm |
= |
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm |
x |
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t |
= |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% |
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.
3. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố."
Như vậy là việc điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ là khác nhau đối với việc người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước chi trả hay do người sử dụng lao động chi trả. [caption id="attachment_64777" align="aligncenter" width="400"] Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc[/caption]
Nếu là do Nhà nước chi trả thì sẽ được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016. Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Nghị định 115.
Nếu người lao động đóng bảo hiểm theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm= Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng. Thông tư 42/2016 quy định cụ thể về mức điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo bảng sau:
Bảng 1
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
Mức điều chỉnh |
4,40 |
3,74 |
3,53 |
3,42 |
3,18 |
3,04 |
3,09 |
3,10 |
2,99 |
2,89 |
2,69 |
2,48 |
Năm |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
Mức điều chỉnh |
2,31 |
2,13 |
1,73 |
1,62 |
1,48 |
1,25 |
1,15 |
1,08 |
1,03 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
- Ngoài ra, Thông tư 46 cũng mở rộng thêm trường hợp: " Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này." Tức là sẽ tính mức điều chỉnh giống như trường hợp người lao động đóng bảo hiểm với mức lương do người sử dụng lao động quyết định.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên về Điều kiện hưởng lương hưu khi đóng BHXH bắt buộc sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: