Dịch vụ dịch thuật công chứng
17:09 14/06/2023
Dịch thuật công chứng là gì? Luật Toàn Quốc xin giới thiệu tới quý khách hàng Dịch vụ dịch thuật công chứng nhanh chóng và đơn giản
![](https://luattoanquoc.com/wp-content/uploads/2023/05/dich-thuat-cong-chung.jpg)
Dịch vụ dịch thuật công chứng
Dịch vụ dịch thuật công chứng
Hỏi đáp luật dân sự
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Dịch vụ dịch thuật công chứng
Trong thời kì hội nhập với nhiều nền văn hóa, kinh tế trên thế giới, việc dịch thuật các văn bản ngày càng phổ biến. Hoạt động công chứng các văn bản dịch thuật chính là thủ tục quan trọng để hợp pháp hóa và công nhận giá trị của các bản dịch thuật. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Luật Toàn Quốc xin giới thiệu Dịch vụ dịch thuật công chứng nhanh gọn và đơn giản như sau
1. Dịch thuật công chứng là gì?
Dịch thuật công chứng là hai hoạt đọng dịch thuật và công chứng. Trong đó:
- Dịch thuật hay còn có những tên gọi khác như phiên dịch, chuyển nghĩa là hoạt động lý giải ý nghĩa, nội dung của một đoạn văn, một bài viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi ý nghĩa, nội dung của đoạn văn, văn bản gốc.
- Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Như vậy, dịch thuật công chứng có thể hiểu đơn giản là hoạt động công chứng chứng nhận bản dịch chuẩn xác về nội dung so với bản gốc và đúng pháp luật Việt Nam.
Xét về bản chất, dịch thuật công chứng là việc chứng thực chữ ký của người dịch bởi công chứng viên của Văn phòng công chứng hoặc cán bộ tư pháp tại Phòng công chứng.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền dịch thuật công chứng?
Tổ chức hành nghề công chứng là cơ quan có thẩm quyền dịch thuật công chứng. Hiện nay ở nước ta tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
- Dịch thuật công chứng tại Phòng công chứng thuộc UBND Quận, Huyện: Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
- Dịch thuật công chứng tại Văn phòng công chứng: Là tổ chức hành nghề công chứng do các cá nhân đủ điều kiện thành lập theo quy định pháp luật.
Về giá trị sử dụng của các bản dịch thuật công chứng được thực hiện tại hai tổ chức hành nghề công chứng nêu trên là như nhau. Tuy nhiên, về bản chất đây là hai hình thức khác nhau. Phòng công chứng chỉ chứng thực chữ ký của người dịch trên bản dịch chứ không chịu trách nhiệm về nội dung dịch thuật; còn đối với văn phòng công chứng thì công chứng viên công chứng bản dịch sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch.
3. Công chứng văn bản tự dịch thuật được không?
Theo Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định:
1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
2. Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch. Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.
...
Như vậy, việc dịch các giấy tờ, văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Sau khi tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra thì Công chứng viên sẽ giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện.
Trong trường hợp cá nhân không phải cộng tác viên dịch thuật của tổ chức hành nghề công chứng thì hoàn toàn có thể được tự sử dụng bản dịch do mình cung cấp. Tuy nhiên, phải đảm bảo nguyên tắc cũng như các giấy tờ theo quy định thì người này phải có bằng đại học về ngôn ngữ mà mình dịch hoặc phải là người thông thạo ngôn ngữ đó. Ngoài ra, cần phải xuất trình các giấy tờ:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
- Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định. Trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
- Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.
4. Dịch vụ Dịch thuật công chứng tại Luật Toàn Quốc
Ưu điểm khi lựa chọn dịch vụ dịch thuật công chứng tại Luật Toàn Quốc:
- Quý khách không cần tự mình đi thực hiện các thủ tục dịch thuật công chứng
- Kết quả thực hiện thủ tục sẽ được gửi đến tận tay khách hàng
- Chi phí hợp lý
- Chính sách chăm sóc khách hàng tận tình, nhận được nhiều ưu đãi hậu sử dụng dịch vụ
- Được tư vấn miễn phí
- Quy trình thực hiện nhanh, đơn giản
- ...
Luật Toàn Quốc với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên dày dặn kinh nghiệm sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị những hồ sơ cần thiết, hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ, kịp thời xử lý mọi tình huống phát sinh.
Để có thể sử dụng Dịch vụ dịch thuật công chứng tại Luật Toàn Quốc, quý khách có thể chọn một trong các hình thức sau:
- Liên hệ qua tổng đài: 1900.6500
- Liên hệ qua email: [email protected]
5. Câu hỏi liên quan đến Dịch vụ dịch thuật công chứng
Câu hỏi 1. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 61 Luật Công chứng 2014, Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 2. Văn bản công chứng có giá trị pháp lý như thế nào?
Theo Điều Luật Công chứng 2014 quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau
- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Châu Anh