Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng không?
19:13 19/06/2019
Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực trong các trường hợp người lập di chúc không thể đến nơi công chứng, chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng không?
- Di chúc bằng văn bản
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực?
Kiến thức của bạn:
Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực là trong các trường hợp nào?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Trong một số hoàn cảnh cụ thể đặc biệt thì việc lập di chúc của người để lại di sản có giá trị pháp lý như di chúc có công chứng hoặc chứng thực. Theo quy định tại điều 638 Bộ luật Dân sự 2015:
"Điều 638. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực
1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó."
Như vậy, pháp luật dân sự cho phép các trường hợp sau đây khi người lập di chúc thì di chúc đó không cần công chứng hoặc chứng thực:
-
Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
Trong trường hợp này có thể hiểu rằng, người lập di chúc là quân nhân đang làm nhiệm vụ, đóng quân ở nơi xa công chứng, chứng thực hoặc do nhiệm vụ đặc biệt mà quân nhân đó không thể đến nơi công chứng, chứng thực mặc dù có thể nơi đống quân gần các cơ sở công chứng, chúng thực.
-
Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
Trường hợp cá nhân đang đi lại hoặc làm việc trên máy bay, tàu biển mà có nhu cầu lập di chúc khi những phương tiện giao thông đó chưa hạ cánh hoặc chưa cập bến. Vì vậy, cơ trưởng hoặc thuyền trưởng có thẩm quyền xác nhận di chúc và phải xác nhận ngay sau khi di chúc được lập trong lúc máy bay chưa hạ cánh hoặc tàu chưa cập bến.
-
Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
Do người lập di chúc đang lâm vào hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật và tính mạng đang bị đe dọa, nên trong những trường hợp này di chúc của họ lập ra chỉ cần có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
-
Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
Đây là những trường hợp cá nhân đang công tác ở vùng sâu, vùng xa nhưng họ muốn lập di chúc vì họ cho rằng với bệnh tật của mình sẽ không đủ điều kiện để chờ hết đợt công tác mới lập di chúc. Vì thế họ lập di chúc trong thời gian này thì di chúc củ họ vẫn hợp pháp dù không có công chứng, chứng thực dù di chúc chỉ có sự xác nhận của tổ trưởng tổ công tác hoặc trưởng nhóm nghiên cứu.
-
Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
Nếu công dân Việt Nam đang công tác, học tập, lao động ở nước ngoài lập di chúc và di chúc được lập ở nước ngoài đã có chứng nhận của cơ quan lãnh sự hoặc đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước người đó đã lập di chúc thì di chúc đó hợp pháp.
-
Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
Người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục bị hạn chế quyền tự do đi lại nên họ không thể đến cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực cho di chúc của mình là hợp pháp. Do vậy, pháp luật vẫn tôn trọng và thừa nhận di chúc của họ lập ra khi đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục có giá trị pháp luật nếu có xác nhận của người phụ trách các cơ sở đó.
Để được tư vấn chi tiết về Di chúc bằng văn bản, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Liên kết tham khảo: