• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đấu giá viên được coi là người có chức vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật vì được bộ tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề sau khi...

  • Đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm chức vụ không theo quy định
  • Đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm chức vụ theo quy định của bộ luật Hình sự năm 2015 không?
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm chức vụ không?

Câu hỏi của bạn về đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm chức vụ không?

     Kính gửi luật sư! Xin hỏi luật sư về vấn đề đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm về chức vụ không ạ? Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Câu trả lời của luật sư về đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm chức vụ không?

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm chức vụ không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau: 

1. Căn cứ pháp lý về đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm chức vụ không?

2. Nội dung tư vấn về đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm chức vụ không? 

     Trước khi trả lời câu hỏi của bạn về đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm chức vụ không, chúng tôi sẽ làm rõ quy định về đấu giá viên. Dựa trên quy định của pháp luật về đấu giá, pháp luật hình sự hiện hành quy định về tội phạm có chức vụ, quyền hạn và quy định về tội phạm có chức vụ, quyền hạn

2.1 Đấu giá viên là người có chức vụ, quyền hạn

     Căn cứ vào quy định tại điều 10 Luật đấu giá tài sản năm 2016 về tiêu chuẩn của đấu giá viên:  [symple_box color="gray" fade_in="false" float="center" text_align="left" width=""] "Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây: 1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; 2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng; 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này; 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá."
     Sau khi đạt những tiêu chuẩn trên thì đấu giá viên chuẩn bị một bộ hồ sơ để gửi tới Bộ Tư Pháp. Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá cho người đề nghị; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho người đề nghị. Chứng chỉ hành nghề đấu giá là căn cứ để hành nghề bán đấu giá tài sản.      Khoản 2 điều 3 luật Phòng chống tham nhũng quy định về giải thích từ ngữ: 
"Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó."
 
     Như vậy, có thể hiểu rằng đấu giá viên đủ các điều kiện để trở thành người có chức vụ, quyền hạn theo pháp luật quy định. Đấu giá viên có hoặc không được hưởng lương, thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn của đấu giá viên. Những quyền này được quy định trong luật đấu giá tài sản năm 2016 và không phải ai cũng có.  [caption id="attachment_145357" align="aligncenter" width="319"]Đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm về chức vụ không? Đấu giá viên có phải là chủ thể của tội phạm về chức vụ không?[/caption]

2.2 Đấu giá viên có thể là chủ thể của tội phạm chức vụ

     Căn cứ vào khoản 1 điều 352 bộ luật Hình sự năm 2015 quy định khái niệm tội phạm về chức vụ:
"Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ."
     Theo quy định trên, đấu giá viên có thể là chủ thể của tội phạm về chức vụ bởi lẽ đấu giá viên là người có chức vụ quyền hạn, thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong khi đấu giá viên đó thực hiện công vụ, nhiệm vụ của mình. Đấu giá viên coi nghề nghiệp của mình như một công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội, nhằm đạt được mục đích của mình.       Kết luận: Một số tội phạm về chức vụ là tội phạm có yêu cầu chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn. Đấu giá viên hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, đấu giá viên có thể là chủ thể của tội phạm về chức vụ.       Bài viết tham khảo:  Để được tư vấn chi tiết về đấu giá viên có thể là chủ thể của tội phạm về chức vụ không? , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Đình Mạnh  
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178