• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đặc điểm đặc trưng của tranh chấp về QSDĐ... Do đất đai là loại tài sản đặc biệt, vì vậy tranh chấp QSDĐ có những đặc điểm đặc trưng sau:

  • Đặc điểm đặc trưng của tranh chấp về QSDĐ được quy định như thế nào
  • đặc trưng của tranh chấp về QSDĐ
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

24ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH CHẤP VỀ QSDĐ

Kiến thức của bạn:

     Đặc điểm đặc trưng của tranh chấp về QSDĐ ( quyền sử dụng đất) được quy định như thế nào

19006500

Kiến thức của Luật sư

  1. Căn cứ pháp lý:

  1. Nội dung tư vấn:

     Theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định về sở hữu đất đai: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao QSDĐ cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.

     Khoản 24 Điều 4 Luật đất đai 2013 quy định:

24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

     Từ đặc trưng pháp lý của QSDĐ, thực tiễn xét xử, các tranh chấp đất đai là loại tranh chấp có nhiều yếu tố phức tạp nhất, chiếm tỷ lệ cao, các đương sự thường khiếu nại quyết liệt, gay gắt, dai dẳng. Trong nhiều quan hệ pháp luật như quan hệ thừa kế, quan hệ ly hôn, chia tài sản chung của vợ chồng, quan hệ hợp đồng,... mặc dù yêu cầu khởi kiện ban đầu và quan hệ pháp luật chính của vụ án không phải là tranh chấp về QSDĐ nhưng khi xem xét giải quyết quan hệ chính trong vụ án, phải xem xét đến các quan hệ liên quan đến QSDĐ (các quan hệ pháp luật phái sinh) như tài sản thừa kế, tài sản của vợ chồng, tài sản thế chấp,... là QSDĐ.

     Do đất đai là loại tài sản đặc biệt, vì vậy tranh chấp QSDĐ có những đặc điểm đặc trưng sau:

    Thứ nhất, Tranh chấp QSDĐ là một trong bốn dạng tranh chấp đất đai điển hình. Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất và tranh chấp thừa kế (QSDĐ).

    Thứ hai, Trong nhiều vụ án tranh chấp đất đai, QSDĐ gắn liền với nhà ở, các loại tài sản khác. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện nay về đất đai khác với hệ thống pháp luật về nhà ở. Chính sự giao thoa của các quy phạm đặc trưng điều chỉnh trong hai hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật nhà ở đã dẫn đến khá nhiều những vướng mắc, lúng túng khi áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp nhà ở và QSDĐ.

     Thứ ba, trong tranh chấp đất đai, người sử dụng đất không có toàn quyền quyết định, định đoạt tuyệt đối với đất thuộc quyền sử dụng của mình như đối với các loại tài sản khác thuộc quyền sở hữu. Khi thực hiện việc chuyển QSDĐ, những người tham gia vào giao dịch phải tuân theo các quy định về điều kiện, nội dung, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Việc chuyển QSDĐ bị ràng buộc bởi thời hạn, mục đích và quy hoạch sử dụng đất. Người nhận QSDĐ phải sử dụng đất đúng mục đích mà Nhà nước đã xác định, về bản chất, QSDĐ là quyền của người sử dụng khai thác các thuộc tính của Đất đai một cách hợp pháp phục vụ cho mục đích của mình và quyền chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật. Trong khái niệm QSDĐ của người sử dụng đất không chỉ có các quyền mà còn có các nghĩa vụ của người sử dụng. Ngoài các nghĩa vụ cụ thể khi sử dụng đất vào các mục đích khác nhau, người sử dụng đất còn phải tuân theo các nghĩa vụ chung được pháp luật đất đai quy định như:

     - Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan;

    - Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ; thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

     - Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

     - Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

     - Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

     - Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

    - Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

    Thứ tư, do đất đai luôn có một vị trí cố định không di dời được, bởi vậy khác với các hàng hoá khác, nó cần được đo đạc, lập hồ sơ thửa, đánh số, cấp giấy chứng nhận QSDĐ hợp pháp. Việc chuyển QSDĐ chủ yếu được tiến hành thông qua hệ thống hồ sơ giấy tờ về đất. Do vậy, trong các giao dịch về đất đai hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận QSDĐ, các hợp đồng phải rõ ràng, công khai, minh bạch.

    Thứ năm, giá trị QSDĐ khi chuyển QSDĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí thửa đất, khả năng sinh lợi của đất, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội khác. Do vậy, cùng một diện tích nhưng tọa lạc tại các vị trí khác nhau, thậm chí hai thửa đất nằm kề nhau thì khi chuyển QSDĐ cùng một thời điểm giá có thể rất khác nhau.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.comđể gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

     Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.

     Trân trọng./.                                  

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178