• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Con có thể đi học ở nơi đăng ký tạm trú được không:Về nguyên tắc con có thể đi học ở nơi đăng ký tạm trú tuy nhiên phải xét thêm điều lệ của nhà trường...

  • Con có thể đi học ở nơi đăng ký tạm trú được không
  • đi học ở nơi đăng ký tạm trú
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

       Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Nhà tôi đã bán vào tháng 10/2015, cho đến giờ nhà tôi phải ở nhà thuê và đăng ký tạm trú, vì hộ khẩu đã không còn hiệu lực. Nhà tôi có 1 bé năm nay đang học lớp 3, và 1 bé năm nay mới 2 tuổi. Bé nhỏ lúc sinh ra chỉ được cấp giấy khai sinh và không được nhập hộ khẩu. Em nghe nói nếu muốn vào trung học lớp 6 thì phải có sổ hộ khẩu mới được xét duyệt vào học chứ không chấp nhận đăng ký tạm trú. Còn bé nhỏ nếu đủ 6 tuổi thì cũng không được nhận vào học lớp 1 tiểu học vì không có hộ khẩu, và không chấp nhận tạm trú. Mong Luật Sư tư vấn giúp tôi, để cho con tôi có thể đi học bình thường, tôi xin cảm ơn nhiều!

Câu trả lời của Luật sư:      Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về vấn đề đi học ở nơi đăng ký tạm trú về cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề đi học ở nơi đăng ký tạm trú như sau: Cơ sở pháp lý:

1. Con có thể đi học ở nơi đăng ký tạm trú được không

     Điều 10 Luật giáo dục 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau: 

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

     Như vậy quyền được đi học và quyền được tạo điều kiện đi học là một trong những quyền quan trọng và cơ bản của mỗi công dân.  Ai trong chúng  ta cũng đều ngang quyền nhau về vấn đề này và được nhà nước tạo điều kiện tốt nhất để đi học ở nơi phù hợp, thuận lợi nhất nếu có nhu cầu.

     Khoản 1 Điều 13 Luật cư trú quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên là:

Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

     Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Như vậy, trường hợp bạn và vợ bạn đã đăng ký tạm trú thì nơi đó được xác định là nơi cư trú của các con của bạn hiện tại.      Khi cư trú tại một nơi ta có thể hiểu rằng đó là nơi người đó thường xuyên sinh sống, lao động, học tập. Do đó về nguyên tắc các con của bạn có thể học tập ở các trường trên địa bàn cư trú, trong trường hợp của bạn con bạn có thể đi học ở nơi đăng ký tạm trú. Tuy nhiên để xem xét việc con mình có đủ điều kiện để nhập học tại một trường nhất định nào đó hay không thì bạn còn phải cần căn cứ trên cơ sở điều lệ của nhà trường, theo như thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT về ban hành điều lệ trường tiểu học và thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT về ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. 
đi học ở nơi đăng ký tạm trú

2. Một số nội dung hướng dẫn để con bạn có thể đi học ở nơi đăng ký tạm trú

     Như phân tích trên, về nguyên tắc con của bạn có thể được tạo điều kiện học tập gần nhất và con bạn có thể đi học ở nơi đăng ký tạm trú mà bạn đang tạm trú, ngoài ra còn phải xem xét đến điều lệ của nhà trường nơi con bạn sẽ theo học. Do đó, để tạo điều kiện tốt nhất cho con của bạn trong trường hợp điều lệ nhà trường xét tiêu chí đi học ở nơi đăng ký tạm trú ưu tiên sau nơi  thường trú hoặc không được, bạn nên tiến hành các thủ tục như sau:

     Thứ nhất, do gia đình bạn hiện tại đã bị xóa nơi thường trú đầu tiên nên tốt nhất bạn nên tiến hành đăng ký thường trú tại chỗ ở nơi bạn đang tạm trú luôn.

     Hồ sơ về cơ bản  bạn cần chuẩn bị như sau:

     Khi có đầy đủ hồ sơ giấy tờ bạn đến cơ quan công an nơi bạn có nhu cầu đăng ký thường trú để tiến hành đăng ký

     Chú ý: Trường hợp này bạn sẽ cung cấp giấy tờ, chỗ ở hợp pháp liên quan đến nhà ở của bạn ở HĐ, đó có thể là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; HĐ thuê, mượn nhà ở có hiệu lực theo quy định của pháp luật….

     Thứ hai, về bé thứ hai nhà bạn chưa được đăng ký khai sinh nên bạn tiến hành đăng ký khai sinh cho cháu và sau đó nhập khẩu vào hộ khẩu với cha mẹ.

   Để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:

  • Giấy chứng sinh do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
  • Nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cha mẹ;

     Như vậy, hồ sơ sẽ được nộp tại UNBD cấp xã nơi bạn thường trú. 

     Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định , nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Nếu có gì sai sót, cần bổ sung thì bạn làm theo hướng dẫn của cơ quan hộ tịch để tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho con.

3. Câu hỏi thường gặp: Thủ tục chuyển trường cho học sinh tiểu học

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp đó là: con tôi đang theo học tại trường tiểu học A, nhưng do sắp tới gia đình tôi chuyển nơi ở sang xã B nên tôi muốn chuyển trường cho con tôi sang xã B. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về thủ tục chuyển trường cho con được không? Tôi xin cảm ơn!

Theo quy định mới nhất hiện nay, hồ sơ, thủ tục chuyển trường được quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cụ thể tại Điều 36 quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục như sau: 1. Hồ sơ học sinh chuyển trường      Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Hồ sơ gồm:

  • Đơn xin chuyển trường của Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (theo mẫu);
  • Học bạ.
  • Thông tin về tài liệu học tập (tại trường đang học), tiến độ thực hiện chương trình (theo mẫu), bảng tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và học tập của học sinh theo quy định.
  • Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật (nếu có).
2. Trình tự, thủ tục chuyển trường
  • Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến bằng hình thức nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công (nếu có).
  • Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn.
  • Khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp toàn bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho nhà trường nơi chuyển đến.
  • Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến tổ chức trao đổi, khảo sát, tư vấn và tiếp nhận xếp học sinh vào lớp.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề đi học ở nơi đăng ký tạm trú:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về: hồ sơ nhập học cho con vào lớp 1, thủ tục nhập học, thời gian nhập học… và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về vấn đề đi học ở nơi đăng ký tạm trú và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178