Cổ vật được mua bán hợp pháp theo quy định pháp luật
11:03 13/08/2018
Cổ vật được mua bán hợp pháp: Để xác định được cổ vật được mua bán hợp pháp cần căn cứ xác định trường hợp nào được mua bán cổ vật và mua bán cổ....
- Cổ vật được mua bán hợp pháp theo quy định pháp luật
- cổ vật được mua bán hợp pháp
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CỔ VẬT ĐƯỢC MUA BÁN HỢP PHÁP
Kiến thức của bạn:
Cổ vật được mua bán hợp pháp theo quy định pháp luật?
Câu trả lời của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật luật dân sự năm 2015
- Luật di sản văn hóa 2001
- Nghị định số 96/2009/NĐ-CP về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam-Luật Toàn Quốc
- Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và sửa đổi, bổ sung một số điều-Luật Toàn Quốc
Nội dung tư vấn :
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cổ vật được mua bán hợp pháp không được căn cứ luật di sản văn hóa và nghị định 98/2010 :
Cụ thể ở điều 43 Luật di sản văn hóa quy định:
"1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.
2. Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo giá thoả thuận hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia."
Vậy nếu là cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của nhà nước thì không được mua bán, còn cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác thì được mua bán.
Trường hợp đem ra nước ngoài được căn cứ theo khoản 3 điều 21 nghị định 98/2010:
"3.Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài:
a) Có đơn xin phép gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Có giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ;
c) Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài."
Và việc mua bán cổ vật phải theo tuân theo quy định của điều 24 nghị định 98/2010:
Điều 24. Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
"1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.
3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.
4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài."
Vậy cổ vật được mua bán hợp pháp là những cổ vật đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá nhân mua bán phải đủ điều kiện theo điều 25 nghị định 98/2010.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Công chứng các văn bản liên quan đến di sản
- Phí tham quan công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.