• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Có tính đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào ...

  • Có tính đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính
  • xử lý vi phạm hành chính
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Có tính đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính

Kiến thức của bạn:

     Trong xử lý vi phạm hành chính thì có tính đến tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ không?

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Nghị định 111/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:      Thứ nhất, về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, theo điều 5 luật Xử lý vi phạm 2012:

"1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác."

     Thứ hai, căn cứ theo điều 9. điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý vi phạm hành chính. xu-ly-vi-pham-hanh-chinh

  1. Tình tiết giảm nhẹ

Những tình tiết sau là tình diết giảm nhẹ:

  • Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
  • Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
  • Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
  • Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
  • Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

     2. Tình tiết tăng nặng

Những tình tiết sau đây được coi là tình tiết tăng nặng:

  • Vi phạm hành chính có tổ chức;
  • Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
  • Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
  • Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
  • Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
  • Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
  • Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
  • Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
  • Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
  • Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

Lưu ý: Tình tiết nêu trên đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

 Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178