• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Có được mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc..pháp luật quy định về trình tự ưu tiên khi tham gia bhyt bắt buộc và tự nguyện..

  • Có được mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc
  • Mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc

Câu hỏi của bạn về mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc:

     Xin chào Luật sư: Hiện tại em đang làm ở công ty và thực hiện đóng bảo hiểm theo công ty. Em đang mang thai và dự kiến sinh vào đầu tháng 1/ 2019. Nhưng công ty em thường xuyên nợ chậm bảo hiểm 2-3 tháng. Vì vậy, em đang mua thêm 1 bảo hiểm y tế tự nguyện theo gia đình để đến khi sinh sẽ được đảm bảo quyền lợi vì em sợ vào đầu năm công ty em chưa nộp tiền đầy đủ thì bhyt của em sẽ hết hạn. Em làm như vậy có được không? Xin chân thành cảm ơn./.

Câu trả lời của Luât sư về mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc như sau:

1. Cơ sở pháp lý về mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc

2. Nội dung tư vấn về mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc

     BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện có mức đóng khác nhau; Luật bảo hiểm y tế quy định về việc đóng bảo hiểm y tế bắt buộc và đóng bhyt tự nguyện với trình tự ưu tiên khác nhau. Với câu hỏi của bạn, theo quy định pháp luật, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Các đối tượng tham gia BHYT

    BHYT là một loại hình bảo hiểm bắt buộc, được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Theo đó, căn cứ điều 12 Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì những đối tượng sau đây tham gia BHYT:

     

Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

e) Trẻ em dưới 6 tuổi;

g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; (...)

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

b) Học sinh, sinh viên.

5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”

      Đồng thời, theo khoản 2 điều 13 thì:

Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế (...)

2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này (...)"

 => Theo đó, đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động là đối tượng xếp thứ tự đầu tiên, vì thế người lao động khi đi làm và kí hợp đồng có thời hạn 3 tháng trở lên với doanh nghiệp thì phải tham gia BHYT theo dạng bắt buộc. 

     Đối với trường hợp của bạn, căn cứ vào khoản 2 điều 16 thì "Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế". Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm 2018, số thẻ BHYT sẽ trùng với số sổ BHXH để tiện cho cơ quan bảo hiểm tiện quản lí, theo dõi. Vì thế, khi bạn đã tham gia BHYT bắt buộc ở công ty, bạn sẽ không thể tham gia BHYT tự nguyện theo dạng hộ gia đình được nữa. Khi bạn mua thẻ BHYT tự nguyện, trên dữ liệu điện tử của cơ quan BHXH sẽ hiển thị rằng bạn đã có thẻ BHYT rồi, vì thế bạn sẽ không mua thêm được thẻ BHYT mới nữa. [caption id="attachment_131209" align="aligncenter" width="402"]Mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc Mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc[/caption]

2.2. Mức hưởng BHYT hiện nay

     Mức hưởng BHYT hiện nay được quy định tại điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo đó, trong trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến, người bệnh sẽ được quỹ BHXH thanh toán như sau:

     

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.”

[caption id="attachment_196967" align="aligncenter" width="390"] Mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc[/caption]

     Khi bạn đi sinh con theo đúng cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ghi trong thẻ BHYT hoặc cơ sở khám bệnh khác trong trường hợp có giấy chuyển tuyến, bạn sẽ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh. Nếu như trong thời gian bạn vào viện sinh con, bên BHYT không thanh toán cho bạn vì bạn công ty nợ tiền bảo hiểm, bạn có thể giữ lại các hóa đơn chứng từ, để sau khi công ty đã nộp đủ tiền bảo hiểm, bạn có thể đi thanh toán trực tiếp.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

      Để được tư vấn chi tiết về Mua BHYT tự nguyện khi đã có BHYT bắt buộc, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178