• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại được quy định như thế nào?,Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện hành vi theo yêu cầu của [...]

  • Chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
  • lập vi bằng của Thừa phát lại
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 CHỨC NĂNG LẬP VI BẰNG CỦA THỪA PHÁT LẠI 

Kiến thức của bạn:      Chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại được quy định như thế nào? Kiến thức của luật sư: Căn cứ pháp lý:

Nội dung kiến thức về chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại:

1. Vi bằng là gì?

     Theo khoản  khoản 3 điều 2 của Nghị định 135/2013 NĐ-CP quy định: " Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong quan hệ pháp lý khác".

    Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    Trên thực tế hiện nay, thì vi bằng được Thừa phát lại lập dưới hình thức bằng văn bản trong đó có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo ghi nhận lại những sự kiện, hành vi do Thừa phát lại chứng kiến và lập lại.

2. Thẩm quyền lập vi bằng của Thừa phát lại

      Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp theo quy định những công việc mà Thừa phát lại không được làm, các trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo an ninh quốc phòng, vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Bộ luật dân sự, các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

     Trong đó, tại Điều 6 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại những việc mà Thừa phát lại không được làm bao gồm: "Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền và lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình bao gồm:  Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì ".

     Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt văn phòng Thừa phát lại. [caption id="attachment_48648" align="aligncenter" width="590"]Chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại                                   Chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại[/caption]

3. Trình tự, thủ tục tiến hành lập vi bằng của Thừa phát lại 

     Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng

     Khi có nhu cầu lập vi bằng thì khách hàng đến văn phòng Thừa phát lại. Tại đây thì Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật đến việc lập vi bằng của Thừa phát lại. Sau đó thư ký văn phòng Thừa phát lại sẽ đưa phiếu lập vi bằng theo mẫu và yêu cầu người có yêu cầu lập vi bằng điền vào phiếu đó. Sau đó Thừa phát lại sẽ kiểm tra nội dung lập vi bằng có hợp lệ hay không thì tiến hành theo dõi vụ việc.

     Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng

     Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng về các sự kiện, hành vi phải thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng. Hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận về việc: Nội dung lập vi bằng, địa điểm thời gian lập vi bằng, chi phí lập vi bằng, trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, tình trạng bất khả kháng...

      Bước 3:Tiến hành lập vi bằng

      Vi bằng sẽ do Thừa phát lại lập mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với vi bằng mình lập. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, âm thanh, video do Thừa phát lại thu thập một cách hợp pháp.

      Vi bằng phải tiến hành lập thành ba bản. Một bản gửi cho người yêu cầu lập vi bằng, một bản gửi cho Sở Tư pháp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở Thừa phát lại. Một bản lưu trữ tại Thừa phát lại.

      Trong thời hạn không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng của Thừa phát lại. Sở tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng ; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định. Việc từ chối phải được thông báo cho Văn phòng thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký. Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở tư pháp.

     Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

    Sau khi tiến hành lập xong vi bằng thì Thừa phát lại sẽ cấp cho người yêu cầu 1 bản chính. Khi giao vi bằng thì Thừa phát lại sẽ yêu cầu người yêu cầu lập vi bằng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thỏa thuận  thanh lý hợp đồng lập vi bằng.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại được quy định như thế nào? quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178