Chỉ cần có nhà ở là được nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương?
15:12 01/07/2018
Chỉ cần có nhà ở là được nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương? Tôi quê ở TG, trước đây chưa từng có nhà ở TP.HCM, nay muốn nhập khẩu tại quận TB...
- Chỉ cần có nhà ở là được nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương?
- nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NHẬP KHẨU VÀO THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư,
Tôi quê ở TG, trước đây chưa từng có nhà ở TP.HCM, nay muốn nhập khẩu tại quận TB, TP.HCM. Xin luật sư vui lòng tư vấn giúp tôi thủ tục làm hộ khẩu thường trú ạ. Dưới đây là tình trạng hiện tại của tôi:
- Tôi có chỗ ở hợp pháp tại TP.HCM (có căn hộ chung cư tại quận TB - sổ hồng riêng do tôi đứng tên).
- Tôi đã học và làm việc ở TP.HCM liên tục gần 15 năm, đã từng có KT3 tại quận TB, TP.HCM vào năm 2013. Tuy nhiên, sau khi KT3 hết hạn tôi đã không gia hạn, và giờ đã quá hạn. Hiện tại tôi không có KT3 mới để chứng minh thời gian tạm trú của mình. Khoảng 1 năm nay tôi ở trọ tại quận 1, TP.HCM tuy nhiên không đăng ký tạm trú.
- Tôi đang làm việc cho một công ty tư nhận, quy mô 120 người và có hợp đồng lao động thời hạn 3 năm.
Sau đây là 1 vài câu hỏi của tôi, rất mong luật sư giúp tôi giải đáp:
1. Tôi nghe có người bảo rằng, theo luật mới hiện nay, khi tôi có chủ quyền nhà tại TP.HCM, tôi chỉ cần photo đem ra quận, quận sẽ phát hồ sơ làm hộ khẩu, không cần KT3. Có đúng vậy không luật sư?
2. Trong trường hợp cần chứng minh thời gian tạm trú, tôi có thể dùng hợp đồng lạo động của mình không?
3. Trong trường hợp tôi làm được KT3 ở quận 1 (hoặc một nơi khác - không phải nơi tôi đăng ký thường trú) thì tôi có thể dùng KT3 này trong thủ tục đăng ký thường trú không?
Rất mong được sự giúp đỡ của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
- Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú
- Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật cư trú
Nội dung tư vấn về nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ cần có nhà ở tại thành phố trực thuộc trung ương là được đăng ký thường trú?
Hiện nay, thủ tục nhập khẩu cũng như đăng ký thường trú vào TP.HCM (thành phố trực thuộc trung ương) được thực hiện theo quy định của Luật cư trú cũng như các văn bản hướng dẫn. Cụ thể tại Điều 20 Luật cư trú quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
…”
Trường hợp bạn đăng ký thường trú vào TP.HCM không cần đến KT3 là một trong 3 trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 Luật cư trú, cụ thể là các trường hợp:
- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
* Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
* Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
* Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
* Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
* Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
* Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp.
- Trước đây đã đăng ký thường trú tại TP.HCM, nay trở về thành phố sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.
Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện tại bạn đang làm việc cho công ty tư nhận, có hợp đồng lao động thời hạn 3 năm, trước đây chưa từng đăng ký thường trú tại TP.HCM; bên cạnh đó cũng không đề cập việc nhập hộ khẩu về ở cùng với ai mà đó là căn nhà thuộc sở hữu riêng của bạn. Do đó, trong trường hợp này nếu bạn muốn nhập khẩu vào quận TB, TP.HCM cần đảm bảo điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật cư trú, nghĩa là ngoài việc có nhà ở (đảm bảo có chỗ ở hợp pháp) thì bạn còn cần có thời gian tạm trú tại TP.HCM liên tục từ hai năm trở lên.
2. Giấy tờ chứng minh thời gian tạm trú
Khoản 3 Điều 8 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định: “Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an”. Hiện nay, pháp luật chỉ thừa nhận sổ tạm trú để chứng minh thời hạn tạm trú mà không đề cập đến việc chứng minh qua hợp đồng lao động.
3. Đăng ký tạm trú khác nơi đăng ký thường trú thì có được tính thời gian tạm trú?
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định như sau: “Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú”. Do đó, khi bạn có ý định đăng ký thường trú tại quận TB, TP.HCM cần lưu ý khi làm thủ tục phải đang tạm trú ở quận TB. Trường hợp bạn đăng ký tạm trú tại quận 1 hoặc những nơi khác trong phạm vi TP.HCM nhưng không phải là quận TB thì KT3 ở những nơi khác sẽ được dùng để cộng dồn thời gian tạm trú cho bạn theo quy định như sau: “Trường hợp tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú liên tục được tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ ở đó”.
Bài viết tham khảo:
- Hỗ trợ tư vấn đăng ký hộ khẩu hoặc KT3 tại TP HCM
- Thủ tục nhập khẩu cho con theo ba vào thành phố trực thuộc trung ương
Để được tư vấn chi tiết về nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: l[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.