• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình được quy định... phải có văn bản thỏa thuận đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình..

  • Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo quy định
  • thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH

Câu hỏi của bạn:

  Hộ gia đình tôi được giao 20 héc ta đất trồng rừng và đã có Giấy chứng nhận QSDĐ. Khi được giao đất năm 2006, hộ gia đình tôi có 6 người gồm: vợ chồng tôi, mẹ tôi (đã mất năm 2012), em gái tôi (đã đi lấy chồng và chuyển hộ khẩu ra khỏi hộ từ năm 2011), con trai tôi sinh năm 1998 và con gái tôi sinh năm 2000. Năm nay (2014) do nhu cầu mở rộng sản xuất, tôi muốn thế chấp để vay vốn ngân hàng,vậy luật sư cho tôi hỏi làm thế nào để thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình ?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

     Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn

Điều 342 BLDS 2005 quy định về thế chấp:

Điều 342. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

       Theo quy định của Luật Đất đai 2013 (Điều 167, 168 và 188) như đã trình bày trong Chương này thì hộ gia đình ông được thế chấp QSDĐ để vay vốn ngân hàng trong thời hạn sử dụng đất được giao nếu đất đó không bị tranh chấp hoặc bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

       Quyền sử dụng 20 héc ta đất nói trên là tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình ông (theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 về “Giải thích từ ngữ” thì gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của Pháp luật về Hôn nhân và gia đình, đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất) có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất (Điều 108 Bộ luật Dân sự 2005 về “Tài sản chung của hộ gia đình” quy định: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm QSDĐ, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ”).

     Do vậy, khi muốn thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình để vay vốn ngân hàng thì ông cần có được sự thỏa thuận đồng ý của:

  • Các thành viên từ 15 tuổi trở lên của hộ gia đình, gồm: vợ, em gái và con trai sinh năm 1998 (Điều 109 Bộ luật Dân sự 2005 về “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình” quy định: “(1) Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận; (2) Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ỷ; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”).

       Các thành viên này cần ký văn bản đồng ý và ủy quyền cho ông thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng 20 héc ta đất để vay vốn ngân hàng; văn bản này cần được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn.

  • Những người thừa kế di sản của mẹ ông theo di chúc của mẹ ông để lại hoặc theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế (xem nội dung về thừa kế QSDĐ tại Chương II). Những người thừa kế này (nếu có) cần ký văn bản đồng ý và ủy quyền cho ông thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng 20 héc ta đất để vay vốn ngân hàng; văn bản này cần được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn.

       Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2005 về “Đại diện của hộ gia đình” thì với tư cách là chủ hộ, nếu việc vay vốn ngân hàng là vì lợi ích chung của hộ thì ông đương nhiên được quyền thực hiện giao dịch vay vốn ngân hàng. Khi đó, theo Điều 110 Bộ luật Dân sự 2005 về “Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình” thì các thành viên của hộ gia đình phải chịu trách nhiệm tài sản đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay của ông (bằng cả tài sản của hộ gia đình và tài sản riêng của từng thành viên cho đến khi trả hết nợ vay ngân hàng).

       Nếu việc vay vốn ngân hàng không vì lợi ích chung của hộ gia đình thì ông vay vốn với tư cách cá nhân và thế chấp bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo các văn bản ủy quyền nói trên. Khi đó các thành viên của hộ gia đình chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay của ông bằng QSDĐ đã ủy quyền cho ông thế chấp vay vốn ngân hàng.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

     Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.

     Trân trọng./.                                  

     Liên kết tham khảo:

   
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178