• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tôi là cán bộ làm bảo hiểm trong doanh nghiệp, luật sư có thể hướng dẫn tôi cách tính chế độ thai sản cho người lao động được không? [...]

  • Cách tính chế độ thai sản mới nhất theo quy định pháp luật
  • Cách tính chế độ thai sản
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Cách tính chế độ thai sản

Câu hỏi của bạn về quy định về cách tính chế độ thai sản

     Tôi là cán bộ làm bảo hiểm trong doanh nghiệp, luật sư có thể hướng dẫn tôi cách tính chế độ thai sản cho người lao động được không?

Câu trả lời của luật sư về quy định về cách tính chế độ thai sản

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cách tính chế độ thai sản, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cách tính chế độ thai sản như sau:

1. Cơ sở pháp lý về quy định về cách tính chế độ thai sản

2. Nội dung tư vấn về quy định về cách tính chế độ thai sản

   2.1 Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

   Lao động nữ khi sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở.

   Hiện nay, từ 1/7/2018 mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng => Mức trợ cấp thai sản là: 2.780.000 đồng/tháng

   2.2 Tiền hưởng chế độ thai sản

   Lao động nữ sinh con được nghỉ 6 tháng. Mỗi tháng nghỉ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ sinh.

   Ví dụ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 4 triệu đồng/tháng; lao động nữ nghỉ sinh 06 tháng => Tiền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ là 4 triệu đồng x 6 tháng = 24 triệu đồng.

   Mức hưởng một ngày đối với trường hợp đi khám thai hoặc chế độ thai sản cho người lao động nam được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày

   Ví dụ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 4 triệu đồng/tháng; lao động nam nghỉ sinh 05 ngày trong trường hợp vợ sinh thường => Tiền hưởng chế độ thai sản của lao động nam là (4 triệu đồng : 24 ngày) x 5 = 833.000 đồng.

   Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp hưởng chế độ thai sản do nạo hút thai, sảy thai, phá thai bệnh lý, hoặc trường hợp khi áp dụng các biện pháp tránh thai thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

   Ví dụ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 4 triệu đồng/tháng; lao động nữ thực hiện các biện pháp dặt vòng tránh thai được nghỉ hưởng chế độ thai sản 07 ngày => Tiền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ là (4 triệu đồng : 30 ngày) x 7 = 933.000 đồng.

   2.3 Tiền dưỡng sức phục hồi sau sinh

   Lao động nữ sau khi sinh con mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày. Trong đó, tối đa 10 ngày nếu lao động nữ sinh đôi trở lên; 07 ngày nếu sinh mổ; 05 ngày với các trường  hợp khác. Khi nghỉ dưỡng sức sau sinh, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Hiện nay, lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng => Tiền dưỡng sức sau sinh bằng 417.000 đồng/ngày. 

   Bài viết tham khảo:

  Để được tư vấn chi tiết về cách tính chế độ thai sản, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178