• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cách ghi tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội: hướng dẫn bạn cách ghi chi tiết, cụ thể vấn đề bạn đang có thắc mắc...

  • Cách ghi tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
  • cách ghi tờ khai tham gia bảo hiểm y tế
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁCH GHI TỜ KHAI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM XÃ HỘI

Câu hỏi của bạn:  

     Theo khai báo bảo hiểm y tế, giấy khai sinh phải khai theo 3 cấp. Tôi sinh năm 1970, giấy khai sinh chỉ ghi Đô Thành Sài Gòn, Quận Nhì. Vậy Phường, xã phải khai thế nào?

Câu trả lời của Luật sư:

Chào bạn!

Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn nội dung cách ghi tờ khai tham gia bảo hiểm y tế như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

1.   Cách ghi tờ khai tham gia bảo hiểm y tế

     Sau đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách ghi tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo Mẫu TK1-TS, ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH :

1. Họ và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

2. Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

3. Giới tính: ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

4. Quốc tịch: ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

5. Dân tộc: ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

6. Nơi đăng ký Giấy khai sinh: ghi rõ tên xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh, thành phố đã đăng ký giấy khai sinh.

Trường hợp chưa xác định được nơi cấp giấy khai sinh lần đầu thì ghi nguyên quán (trường hợp sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai) hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

7. Địa chỉ nhận hồ sơ: ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống để cơ quan BHXH gửi trả sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác: số nhà, đường phố, thôn xóm; xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố.

8. Họ tên cha hoặc mẹ, hoặc người giám hộ (áp dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi): Ghi họ tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

9. Mã số BHXH: ghi mã số BHXH đã được cơ quan BHXH đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số BHXH khi điều chỉnh thông tin)

Trường hợp không xác định được mã số BHXH mà có số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT thì ghi số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT.

* Số điện thoại liên hệ: ghi số điện thoại liên hệ (nếu có).

* Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước: ghi số chứng minh nhân dân hoặc ghi số hộ chiếu hoặc ghi số Thẻ căn cước. [caption id="attachment_66324" align="aligncenter" width="534"]cách ghi tờ khai tham gia bảo hiểm y tế cách ghi tờ khai tham gia bảo hiểm y tế[/caption]

10. Mã hộ gia đình: ghi mã hộ gia đình đã được cơ quan BHXH đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số BHXH khi điều chỉnh thông tin

11. Mức tiền đóng (áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện): ghi mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

12. Phương thức đóng (áp dụng đối với người đi lao động ở nước ngoài, người tham gia BHXH tự nguyện): ghi cụ thể phương thức đóng là 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng .

13. Nơi đăng ký KCB ban đầu: ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu (danh sách đăng ký nơi KCB ban đầu được cơ quan BHXH thông báo hằng năm gửi cho cho đơn vị, UBND xã, đại lý thu).

14. Nội dung thay đổi, yêu cầu: ghi nội dung yêu cầu thay đổi như: họ tên, ngày tháng năm sinh, các thông tin liên quan đến chức danh, nghề nghiệp, công việc, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu ...

15. Hồ sơ kèm theo:

- Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

- Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Sau khi hoàn tất việc kê khai, người tham gia ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân (họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính) đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận.

2. Cách ghi tờ khai tham gia bảo hiểm y tế trong trường hợp của bạn

     Đối với trường hợp của bạn giấy khai sinh chỉ ghi Đô Thành Sài Gòn, Quận Nhì đây là địa danh cũ từ xưa nếu hiện nay đã được thay đổi khi sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. Nếu địa danh không thay đổi bạn sẽ chỉ kê khai Đô Thành Sài Gòn, Quận Nhì và để trống xã phường.

     Trường hợp địa danh trong giấy khai sinh đã được thay đổi bạn sẽ ghi chú thích cho sự thay đổi này và có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về cách ghi tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178