• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các trường hợp nào thì những vụ án dân sự không được hòa giải ?, Theo quy định tại điều 197 BLDS 2015 quy định tài sản do nhà nước làm đại diện...

  • Các trường hợp nào thì những vụ án dân sự không được hòa giải ?
  • Những vụ án dân sự không được hòa giải
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Các trường hợp nào thì những vụ án dân sự không được hòa giải ?

Câu hỏi của bạn: 

    Xin hỏi luật sư em là nguyên đơn trong một vụ án dân sự; em có nghe nói Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành có quy định một số trường hợp không được hòa giải. Vậy thông tin trên có đúng hay không, và nếu đúng thì Bộ luật tố tụng dân sự quy định các trường hợp nào là không được hòa giải ạ. Em xin cảm ơn
 Câu hỏi của luật sư:
Câu trả lời của bạn

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn: Các trường hợp nào thì những vụ án dân sự không được hòa giải ?

   Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải như sau:

   Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải

"1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội." [caption id="attachment_58492" align="aligncenter" width="377"]Những vụ án dân sự không được hòa giải Những vụ án dân sự không được hòa giải[/caption]

     Như vậy theo quy định trên các vụ án sau sẽ không được hòa giải:

   1. Những vụ án dân sự không được hòa giải được áp dụng cho yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

     Theo quy định tại điều 197 BLDS 2015 quy định tài sản do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu bao gồm : "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý"

     “Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự,... gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước đó có yêu cầu đòi bồi thường.

     Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến loại tài sản này, Toà án không được hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

     Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Toà án tiến hành hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

    2. Những vụ án dân sự không được hòa giải được áp dụng cho vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội

     Theo quy định hiện nay thì điều cấm của luật được hiểu là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

     Còn đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

     Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không cho phép Toà án được hoà giải vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật) hoặc trái đạo đức xã hội, nếu việc hoà giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó. Tuy nhiên một lưu ý là trường hợp các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó.

      Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

    Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178