• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại gồm: Thương lượng, hòa giải, Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án

  • Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại theo quy định của pháp luật
  • Giải quyết tranh chấp thương mại
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Kiến thức của bạn:

     Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại theo quy định của pháp luật

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

      Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại năm 2005, các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm: Thương lượng giữa các bên; Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải; Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

      1. Hình thức thương lượng

      Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua việc các bên tranh chấp tự gặp nhau để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng đã phát sinh mà không có sự tham gia của bên thức ba. Các bên tranh chấp sẽ tự nguyện thực hiện kết quả thương lượng đã đạt được.

      - Hình thức thương lượng  thực chất là cơ chế tự giải quyết giữa các bên tranh chấp mà không có sự hiện diện của bên thứ ba. 

      - Thương lượng đòi hỏi trước hết các bên tranh chấp phải có thiện trí, hợp tác và có những hiểu biết về chuyên môn pháp lý;

      - Thương lượng thường được tiến hành qua các cuộc đàm phán giữa các bên và được ghi nhận bằng văn bản;

      - Kết quả của thương lượng thường là những cam kết thỏa thuận về giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn phát sinh;

      - Ưu điểm của hình thức thương lượng:

      + Quá trình thương lượng không bị ràng buộc bởi bất kì nguyên tắc pháp lý hoặc quy định pháp luật về thủ tục tố tụng nào;

      + Là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại ít tốn kém, giữ được bí mật trong kinh doanh, bảo đảm quyền tự định đoạt giữa các bên.

      - Nhược điểm của hình thức thương lượng:

      + Kết quả thương lượng không được bảo đảm thi hành bởi cơ chế pháp lý bắt buộc;

      + Việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên do đó nếu một trong hai bên không thực hiện thì sẽ không có bất kì cơ chế pháp lý nào bắt buộc thực hiện với kết quả thương lượng.

      2. Hình thức hòa giải thương mại

      - Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do các bên tranh chấp cùng chấp nhận hay chỉ định.

      - Người trung gian hòa giải là người ( còn gọi là người hòa giải) là người làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp thích hợp để tìm kiếm các giải pháp thích hợp để giải quyết mâu thuẫn đã phát sinh.

      + Người hòa giải là cá nhân, tổ chức có chuyên môn cao, có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến tranh chấp thương mại đã phát sinh;

      + Người hòa giải với tính chất là trung gian thương mại phải là người có vị trí độc lập đối với các bên, không ở vị thế xung đột lợi ích hoặc không có những lợi ích gắn liền với các bên tranh chấp.

      + Quá trình hòa giải không với tính chất là hình thức giải quyết tranh chấp độc lập thì không chịu sự ràng buộc bởi các quy định của pháp luật về thủ tục hòa giải.

      - Hòa giải trong tranh chấp thương mại được chia thành hia loại là hòa giải ngoafitoos tụng và hòa giải trong tố tụng.

      - Ưu điểm của hòa giải

      + Thuận tiện, đơn giản, hạn chế tối đa sự rối loạn trong hoạt động kinh doanh;

      + Ít tốn kém, đảm bảo quyền tự quyết định cho các bên tranh chấp;

      - Nhược điểm của hòa giải

      + việc thực thi kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của bên phải thi hành. Trường hợp bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì kết  quả hòa giải không có cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi.

      + Các bên phải cung cấp thông cho người hòa giải về hoạt động kinh doanh của mỗi bên nên các bên không thể giữ được bí mật về kinh doanh;

      + so với hình thức thương lượng, hòa giải thường tốn kém hơn bởi một hoặc các bên tranh chấp phải trả chi phí dịch vụ giải quyết tranh chấp cho người hòa giải; [caption id="attachment_43482" align="aligncenter" width="517"]Giải quyết tranh chấp thương mại Giải quyết tranh chấp thương mại[/caption]

      3. Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án

      -  Hình thức hòa giải thông qua Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước tiến hành theo một thủ tục tố tụng chặt chẽ, nhân danh quyền lực nhà nước để ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

      - Cơ sở giải quyết tranh chấp tại Tòa án: Có đơn khỏi kiện của một bên tranh chấp yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.

      - Phán quyết của Tòa có giá trị bắt buộc thi hành dựa vào sức mạnh cưỡng chế của nhà nước;

      - Giải quyết tranh chấp tại Tòa án phải tuân thủ triệt để trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật. Thủ tục tố tụng được áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp thương mại dựa trên nền tảng tố tụng dân sự;

      - Nguyên tắc quyết xét xử tại Tòa án là xét xử theo nguyên tắc công khai trừ trường hợp giữ bí mất nghề nghiệp, bí mật kinh doanh theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án sẽ xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

      - Ưu điểm của giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án:

      + Phán quyết của Tòa án là phán quyết nhân danh Nhà nước nên có cơ chế pháp lý đảm bảo thực thi phán quyết của Tòa án.Từ đó, buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện theo phán quyết ( hoặc bản án) mà Tòa đã tuyên.

      - Nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án:

      + Giải quyết tranh chấp tại Tòa phải được tiến hành theo trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ nên các bên tranh chấp thường tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc theo kiện;

      + Thủ tục giải quyết tại Tòa không linh hoạt, thuận tiện;

      + Nguyên tắc xét sử công khai tại Tòa án khó có thể bảo vệ được bí mật kinh doanh và có thể ảnh hưởng đến uy tín của các bên tranh chấp;

      4. Hình thức giải quyết tranh chấp thương  mại thông qua Trọng tài thương mại 

      - Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.

      - Cơ sở giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài thương mại là các bên phải thỏa thuận lựa chọn trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp và thỏa thuận này phải có hiệu lực.

      - Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba ( Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên) do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn. Trọng tài là bên trung gian, độc lập với các bên tham gia và có quyền ra phán quyết có tính chất ràng buộc với các bên tranh chấp;

      - Phán quyết của Trọng tài không mang tính quyền lực Nhà nước mà là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Phán quyết của Trọng tài mang tính chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị với bất kì cơ quan, tổ chức nào;

      - Trọng tài thương mại thường nhận được sự hỗ trợ từ phía Tòa án hoặc của cơ quan thi hành án

      - Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại:

      + Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp ( các bên được thỏa thuận lựa chọn trọng tài, lựa chọn trọng tài viên,...

      + Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thường nhanh chóng, chính xác, giữ bí mật, uy tín của các bên bởi nguyên tắc xét xử không công khai;

      + Phán quyết của Trọng tài được bảo đảm thi hành;

      + Trọng tài thương mại không đại diện cho quyền lực tư pháp nhà nước nên thích hợp để giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.

      - Nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài thương mại

      + Phán quyết của Trọng tài mang tính chung thẩm do đó nếu có sai sót về nội dung thì không có cơ quan nào có thẩm quyền xét xử lại nội dung tranh chấp;

      + Thời gian giải quyết tranh chấp có thể bị kéo dài trong trường hợp cần sự Hỗ trợ của Tòa án. 

      Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

      >>>>  Thỏa thuận trọng tài thương mại được quy định như thế nào?

      Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178