Các bước thành lập doanh nghiệp theo luật mới nhất
11:48 24/01/2018
Là một nhà kinh doanh, tại sao bạn nên thành lập doanh nghiệp? Bước quan trọng nhất trong việc thành lập doanh nghiệp là phải xác định được loại hình...
- Các bước thành lập doanh nghiệp theo luật mới nhất
- thành lập doanh nghiệp
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thành lập doanh nghiệp
Kiến thức của bạn: Các bước để thành lập một doanh nghiệp theo quy định mới nhất. Kiến thức của luật sư: Cơ sở pháp lý- Luật doanh nghiệp năm 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài
Nội dung tư vấn về thành lập doanh nghiệp
Là một nhà kinh doanh, tại sao bạn nên thành lập doanh nghiệp? Trong đời sống ngày càng phát triển đòi hỏi những người kinh doanh nên thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh tốt hơn, thuận lợi hơn. Bởi sản phẩm, doanh nghiệp của anh ta sẽ được công chúng biết đến nhiều hơn Đồng thời, việc trở thành một pháp nhân cũng làm tăng thêm quyền lợi cho doanh nghiệp và được pháp luật bảo vệ.1. Các bước thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp
Bước quan trọng nhất trong việc thành lập doanh nghiệp là phải xác định được loại hình doanh nghiệp, vì nó quyết định quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Có 5 loại hình doanh nghiệp hiện nay đó là: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, loại hình công ty hợp danh hiện chưa phổ biến ở Việt Nam vì nó bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn gây phức tạp trong việc phân chia quyền và nghĩa vụ. Các giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng kí kinh doanh được quy định cụ thể tại điều 21, 22, 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cho từng loại hình doanh nghiệp. Có thể tổng hợp lại như sau: + Hồ sơ đăng kí với doanh nghiệp tư nhân- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân, chủ sở hữu (với công ty TNHH 1 thành viên), danh sách thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) và danh sách cổ đông (với công ty cổ phần)
- Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đối với các thành viên
2. Các thủ tục sau khi đăng kí thành lập doanh nghiệp
- Sau khi có con dấu, đến cục thuế cấp tỉnh xin mẫu hồ sơ đăng kí mã số thuế để nộp và trong vòng 15 ngày, Cục thuế có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số thuế cho doanh nghiệp
- Tiến hành kê khai thuế
- Đăng báo
- Nộp tờ khai và nộp lệ phí môn bài
- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo mẫu số 06/GTGT theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC). Sau 5 ngày làm việc, sẽ có kết quả của cơ quan thuế về việc áp dụng biện pháp tính thuế.
- Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn chi tiết về các bước thành lập doanh nghiệp theo luật mới nhất, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.