Bồi thường thiệt hại tai nạn lao động như thế nào?
14:14 14/06/2019
Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bồi thường thiệt hại tai nạn lao động: người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí y tế,
- Bồi thường thiệt hại tai nạn lao động như thế nào?
- bồi thường thiệt hại tai nạn lao động
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư,
Anh A là công nhân làm việc trong Công ty của tôi đã được 4 năm. Tuy nhiên Công ty tôi không ký kết hợp đồng lao động với anh, cũng như là không đóng bảo hiểm cho anh A. Vào hồi 17h30, ngày 2/10/2016 trong quá trình làm việc, anh A đã bị điện giật chết. Thời gian làm việc của Công ty tôi là tới 17h, tuy nhiên anh A thường xuyên làm thêm giờ tới 18h. Vấn đề làm thêm này công ty không yêu cầu, mà do anh A tự nguyện do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi:
- Trường hợp Công ty tôi không ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm cho anh A trong suốt 4 năm qua bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Mức bồi thường thiệt hại tai nạn lao động ra sao?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cở sở pháp lý:
- Bộ Luật lao động 2012
- Nghị định 95/2013 NĐ-CP
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của Nghị định 95/2013 NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1.Xử phạt đối với hành vi không ký kết hợp đồng lao động
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Trường hợp anh A đã làm việc ở Công ty bạn lâu dài, không phải là công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì Công ty bạn có nghĩa vụ phải lập và giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với anh A.
Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của Nghị định 95/2013 NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động:
Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
- Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2.Xử phạt đối với hành vi không đóng bảo hiểm
Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:
“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
- Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp….”
Những thông tin mà bạn cung cấp với chúng tôi hiện vẫn chưa rõ ràng, nên bạn có thể đối chiếu với điều Luật trên.
-
Bồi thường thiệt hại tai nạn lao động
Theo khoản 8 điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động được hiểu là:
Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
Tai nạn lao động được phân loại như sau:
- Tai nạn lao động chết người;
- Tai nạn lao động nặng;
- Tai nạn lao động nhẹ.
Mặc dù, thời gian làm việc của Công ty bạn quy định là 17h. Tuy nhiên, việc anh A bị tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Do đó, Công ty bạn vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động:
Căn cứ điều 144, Bộ Luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
Quyền của người lao động bị tai nạn lao động
Điều 145, Bộ luật Lao động quy định rõ: “Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.”
Trường hợp thứ nhất: người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với các mức sau:
- Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do ta nạn lao động.
Trường hợp thứ hai: người lao động bị tai nạn lao động do lỗi của người lao động không áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định của pháp luật.(ít nhất bằng 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho thân nhân người lao động bị chết do ta nạn lao động.)
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật lao động miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Văn phòng luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900 6178;
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;