• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ y tế như sau: Thực hiện các quy định về trách nhiệm chung trong quản lý nhà nước [...]

  • Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
  • Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Kiến thức của bạn:
  • Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm

Nội dung tư vấn về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

     1. Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

    Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm quy định nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như sau:

     Thứ nhất: Trên cơ sở các quy định của Luật an toàn thực phẩm và bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

     Thứ hai: Trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

     Thứ ba: Bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

     Thứ tư: Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.

     Thứ năm: Bảo đảm nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.

     Thứ sáu: Bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và khả thi.

     Thứ bảy: Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

    Thứ tám: Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nht trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.

     Thứ chín: Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiu loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

     Thứ mười: Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sn phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính. [caption id="attachment_75776" align="aligncenter" width="450"]Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế[/caption]

     2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

   Điều 37 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ y tế như sau:

    Thứ nhất: Thực hiện các quy định về trách nhiệm chung trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

    Thứ hai: Báo cáo định kỳ, đột xuất với Chính phủ về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng hợp báo cáo của các bộ quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Thứ ba: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và các nhóm sản phẩm trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm theo đề nghị của các bộ quản lý chuyên ngành.

    Thứ tư: Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh và cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục II.

    Thứ năm: Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực đối với: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Giy Xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Giy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, Giấy chứng nhận y tế.

     Thứ sáu: Chỉ đnh cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thuộc phạm vi được phân công quản lý; chỉ định cơ sở làm kiểm nghiệm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm của các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm trong và ngoài ngành Y tế.

     Thứ bảy: Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

   Để được tư vấn vấn chi tiết về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.

     Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178