• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát được thực hiện căn cứ quy định tại Luật xây dựng 2014, Thông tư 15/2016/NĐ-CP, cụ thể:

  • Thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát
  • cấp lại giấy phép xây dựng bị mất
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY PHÉP XÂY DỰNG BỊ MẤT, RÁCH, NÁT

Kiến thức của bạn:

     Thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát như thế nào?

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức:      Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...17. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

1. Các trường hợp cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát

     Khoản 1 Điều 100 quy định: "1. Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc mất"

     Như vậy, khi giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát thì chủ đầu tư có thể xin cấp lại giấy phép xây dựng.

     Điểm b Khoản 3 Điều 16 Thông tư 15/2016/TT-BXD quy định: Giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao.

2. Thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát

Khoản 4 Điều 103 Luật xây dựng 2014 quy định:

     "4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp."

Căn cứ quy định trên của pháp luật, thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng thuộc về:

  • Bộ xây dựng: đối với công trình cấp đặc biệt
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý; trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát

     Được quy định tại Khoản 2 Điều 100 và hướng dẫn chi tiết tại Điểm c Khoản 3 Điều 16 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại theo mẫu
  • Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát)

4. Quy trình cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát

Được thực hiện căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 102 Luật xây dựng 2014, cụ thể như sau:

  • Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét cấp lại giấy phép xây dựng.
  • Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Lệ phí do HĐND cấp tỉnh của từng địa phương quy định.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về cấp lại giấy phép xây dựng bị mấtquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật xây dựng 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178