• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam đã được tinh gọn nhằm tạo cơ hội cho lưu học sinh được tiếp tục học tập ở Việt Nam.

  • Thủ tục chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam
  • chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn: 

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:

     Em của tôi trước giờ học tại Việt Nam (trường công lập) nhưng đã chuyển sang Mỹ từ giữa năm học lớp 6 cuối năm 2019, hiện tại đang học lớp 7 tại Mỹ. Nhưng vì hoàn cảnh nên gia đình đang có nguyện vọng trở về Việt Nam và trong tình hình dịch bệnh tại Mỹ nên tôi không biết khi nào lãnh sự quán cho phép về (gia đình đã đăng kí nguyện vọng về nước). 

     Tôi sợ có thể chuyển về trước khi em của tôi tốt nghiệp vào tháng 5 này. Như vậy cháu chưa tốt nghiệp lớp 7. Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu như vậy thì có thể xin chuyển thẳng vào trường công lập để học tiếp không? Còn nếu trong trường hợp về Việt Nam sau khi tốt nghiệp lớp 7 chuyển về Việt Nam học tiếp trường công lập thì cháu có thể học tiếp lớp 8 không, hay là phải học lại? Thủ tục chuyển trường cho cháu như thế nào ạ, gia đình tôi sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ gì tại Mỹ để xin chuyển trường về Việt Nam? 

     Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cho lưu học sinh về Việt Nam như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam được hiểu như thế nào?

     Chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam được hiểu là việc công dân Việt Nam đang học tập ở nước ngoài có nguyện vọng chuyển từ trường ở nước ngoài về một trường ở trong nước để tiếp tục học tập. 

     Theo quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT thì lưu học sinh được hiểu là công dân Việt Nam đang học tập ở nước ngoài, bao gồm các đối tượng sau: học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh và người theo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng liên tục từ 06 tháng trở lên. 

     Việc chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam được quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT, ngoài ra còn được hướng dẫn cụ thể hơn trong Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định về chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường THCS và THPT.

2. Điều kiện chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam

     Lưu học sinh đang theo học tại nước ngoài nếu có nguyện vọng chuyển từ nước ngoài về Việt Nam phải đáp ứng điều kiện do pháp luật quy định, cụ thể tại Điều 8 và Điều 9 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT. 

2.1 Đối với trường hợp hợp đang học dở chương trình của một lớp

     Điều 9 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định về chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường THCS và THPT có quy định như sau:

Điều 9. Điều kiện về tuổi và chương trình học tập.

1. Học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước năm xin học được gia hạn thêm 01 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.

2. Chương trình học tập:

a) Chương trình học tập ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam với những môn học thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Với những môn học thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, học sinh phải bổ túc thêm kiến thức cho phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam.

b) Những học sinh đang học dở chương trình của một lớp học ở nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp học tương đương tại trường trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông Việt Nam phải được nhà trường nơi tiếp nhận kiểm tra trình độ theo chương trình quy định của lớp học đó.

c) Học sinh muốn vào học trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) thực hiện theo quy chế của trường chuyên biệt đó.

     Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Quyết định 51/2002/QĐ_BGDĐT thì trong trường hợp học sinh đang học dở chương trình của một lớp học ở nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp tương đương tại trường học ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải được nhà trường nơi tiếp nhận đồng ý
  • Chương trình học tập ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam.
  • Phải được kiểm tra trình độ theo chương trình quy định và có trình độ tương đương. 

     Như vậy trong trường hợp nếu em của bạn chuyển về khi đang học dở chương trình lớp 7 thì vẫn có thể chuyển về trường công lập để tiếp tục học tập tiếp nếu em của bạn đã vượt qua bài kiểm tra trình độ tương đương và nhà trường nơi tiếp nhận đã đồng ý. 

2.2 Đối với học sinh đang học tập ở nước ngoài

     Điều 8 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT có quy định như sau:

Điều 8. Điều kiện văn bằng

1. Trung học cơ sở.

Học sinh vào học tại trường trung học cơ sở phải có học bạ của các lớp học trước đó cùng với xác nhận của nhà trường về việc được chuyển lên lớp học trên.

2. Trung học phổ thông.

Học sinh vào học tại trường trung học phổ thông phải có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở tương đương bằng tốt nghiệp trung học cơ sở của Việt Nam.

3. Học sinh đã học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam.

     Đối với trường hợp học sinh THCS đã hoàn thành chương trình học của một lớp mà muốn chuyển về Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải có sự đồng ý của trường tiếp nhận 
  • Phải có học bạ của các lớp học trước đó cùng với xác nhận của nhà trường về việc được chuyển lên lớp học trên.
  • Chương trình học tập ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam.

     Như vậy, nếu em bạn chuyển về Việt Nam khi đã hoàn thành chương trình học lớp 7 ở đó và đáp ứng các điều kiện trên thì có thể học tiếp chương trình của lớp 8 luôn mà không cần phải học lại.

3. Trình tự thủ tục chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam

     Trình tự, thủ tục và hồ sơ chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam hiện nay được quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT và được hướng dẫn cụ thể và Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT

3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị để chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam

     Đối với hồ sơ để chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam, hiện nay pháp luật có quy định như sau:

Điều 10. Tiếp nhận lưu học sinh về nước

1. Lưu học sinh về nước gồm:

a) Lưu học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo, đã đủ điều kiện để được cấp bằng hoặc đã nhận bằng tốt nghiệp;

b) Lưu học sinh chưa hoàn thành chương trình đào tạo nhưng về nước;

c) Lưu học sinh đã hoàn thành chương trình học nhưng đang chờ bảo vệ lấy bằng và tạm thời về nước.

2. Tiếp nhận lưu học sinh học bổng tốt nghiệp về nước

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày về nước, lưu học sinh học bổng phải nộp hồ sơ về nước cho cơ quan cử đi học. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan cử đi học có văn bản giới thiệu lưu học sinh về cơ quan chủ quản của lưu học sinh (đối với lưu học sinh có cơ quan chủ quản) hoặc giới thiệu lưu học sinh về cơ quan có nhu cầu tuyển dụng lưu học sinh về làm việc (đối với lưu học sinh chưa có cơ quan công tác).

b) Lưu học sinh học bổng tốt nghiệp về nước nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cử đi học, gồm các giấy tờ sau:

- Báo cáo tốt nghiệp (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này);

- Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bằng tốt nghiệp, kết quả học tập. Trường hợp chưa được cấp bằng thì nộp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học kèm theo bảng điểm (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ), xác nhận kết quả nghiên cứu, bảo vệ luận án (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ tiến sĩ);

- Giấy biên nhận đã nộp luận án cho Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ tiến sĩ);

- Thẻ lên máy bay về nước (boarding pass) và bản chụp hộ chiếu trang có ảnh và trang đóng dấu ngày nhập cảnh về nước;

- Đơn đề nghị truy lĩnh chế độ kinh phí chưa được cấp (nếu có) kèm theo chứng từ gốc có liên quan và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt.

3. Tiếp nhận lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước

a) Lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước, nếu có nguyện vọng được học tiếp trong nước và có đủ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này thì được đăng ký học tiếp tại cơ sở giáo dục trong nước.

b) Hồ sơ lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước Lưu học sinh xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ sở giáo dục dự kiến sẽ đăng ký vào học tiếp, gồm các giấy tờ sau:

Đơn xin chuyển từ trường học ở nước ngoài về học tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này);

- Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bảng điểm hoặc giấy xác nhận kết quả học tập của lưu học sinh từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm về nước;

- Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt văn bản xác nhận thôi học, lý do thôi học do cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Ý kiến của cơ quan cử đi học về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có);

- Ý kiến của cơ quan chủ quản về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (đối với l­ưu học sinh có cơ quan chủ quản);

- Bản sao hợp lệ các văn bản về việc trúng tuyển, nhập học, kết quả học tập tại cơ sở giáo dục đại học, sau đại học ở Việt Nam trước khi đi học ở nước ngoài (nếu có);

- Ý kiến bằng văn bản của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có);

- Giấy khám chữa bệnh, chỉ định điều trị của cơ quan y tế có thẩm quyền ở nước sở tại đối với trường hợp về nước vì lý do sức khỏe và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt.

c) Thủ trưởng cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải quyết thủ tục tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp tại cơ sở giáo dục của mình. Thời hạn giải quyết thủ tục tiếp nhận lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cơ sở giáo dục không tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp trong nước thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

     Như vậy, bạn cần giúp em mình chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin chuyển từ trường học ở nước ngoài về học tại Việt Nam 
  • Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bảng điểm hoặc giấy xác nhận kết quả học tập của em bạn từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm về nước;
  • Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt văn bản xác nhận thôi học, lý do thôi học do cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  • Ý kiến của cơ quan cử đi học về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có);
  • Ý kiến của cơ quan chủ quản về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (đối với l­ưu học sinh có cơ quan chủ quản);
  • Ý kiến bằng văn bản của Cơ quan đại diện Việt Nam ở Mỹ về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có);
  • Giấy khám chữa bệnh, chỉ định điều trị của cơ quan y tế có thẩm quyền ở nước sở tại đối với trường hợp về nước vì lý do sức khỏe và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt.

3.2 Thủ tục chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam

     Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, thủ tục chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam sẽ được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn nộp hồ sơ đến Phòng Giáo dục và đào tạo nơi muốn chuyển đến. Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cơ sở giáo dục không tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp trong nước thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Bước 2: Nhà trường tổ chức kiểm tra trình độ học sinh. Với những môn học không có theo chương trình giáo dục của Việt Nam, yêu cầu học sinh phải hoàn thành nội dung của môn học đó và có kiểm tra sau khóa học.

     KẾT LUẬN: Hiện nay, Nhà nước hết sức tạo điều kiện đối với việc chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam, các thủ tục và trình tự tiếp nhận học sinh về nước đều hết sức tinh gọn nhằm tạo cơ hội cho lưu học sinh được tiếp tục học tập và phát triển trong môi trường giáo dục phát triển, lành mạnh. 

4. Tình huống tham khảo: Học sinh từ nước ngoài về Việt Nam có phải học tiếng Việt không?

Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:

Tôi là người Việt Nam, có chồng và con gái là người Pháp. Con gái tôi năm nay học lớp 6, thời gian tới chúng tôi sẽ chuyển về Việt Nam sinh sống. Tôi đã hoàn thành thủ tục chuyển trường cho cháu để cháu tiếp tục học ở Việt Nam. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư là nếu con gái tôi chuyển về Việt Nam thì có cần phải học tiếng Việt trong 1 năm nữa không, vì cháu cũng biết đọc và viết tiếng Việt thành thạo (lúc rảnh tôi thường dạy cháu).

Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Điều 19 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT có quy định như sau về ngôn ngữ học tập ở người nước ngoài tại Việt Nam:

Điều 19. Ngôn ngữ học tập

1. Trong thời gian học tập tại trường trung học Việt Nam, học sinh người nước ngoài học các môn học bằng tiếng Việt như đối với học sinh Việt Nam.

2. Học sinh chưa biết tiếng Việt sẽ phải học qua chương trình đào tạo tiếng Việt dự bị, khi học hết chương trình phải được kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi vào học chính khóa. Thời gian học dự bị được quy định căn cứ theo yêu cầu trình độ tiếng Việt của từng bậc học và đối tượng học sinh, nhưng không quá 01 năm học.

3. Học sinh người nước ngoài được phép lựa chọn học môn ngoại ngữ có trong chương trình học và không trùng với ngôn ngữ đang sử dụng.

     Như vậy trong trường hợp này, nếu con gái của bạn đã biết đọc và biết viết tiếng Việt thì thông thường, cháu sẽ được yêu cầu làm bài kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi vào học chính khóa. Nếu trình độ của con gái bạn đáp ứng yêu cầu thì có thể học tập ở trường luôn, còn trong trường hợp cháu không đáp ứng yêu cầu thì sẽ phải học qua chương trình đào tạo tiếng Việt dự bị nhưng không quá 01 năm. 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam như điều kiện, hồ sơ và thời gian giải quyết. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, kê khai và soạn thảo các loại hồ sơ, chúng tôi cũng có thể tư vấn hướng dẫn cho bạn. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi liên quan đến chuyển trường cho lưu học sinh về Việt Nam hoặc các câu hỏi khác về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

 Chuyên viên: Hải Quỳnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178