• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sinh con thứ ba có phải vi phạm đạo đức nghề nhà giáo: Tôi đã từng ly hôn và có hai con, hiện tại tôi đang chung sống với một người khác...

  • Sinh con thứ ba có phải vi phạm đạo đức nghề nhà giáo
  • đạo đức nghề nhà giáo
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

SINH CON THỨ BA CÓ PHẢI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NHÀ GIÁO

Câu hỏi của bạn:

     Tôi đã từng ly hôn và có hai con, hiện tại tôi đang chung sống với một người khác nhưng chưa đăng kí kết hôn, bây giờ tôi đang mang thai và chuẩn bị xin nghỉ theo chế độ. Nhưng cơ quan nơi tôi công tác nói rằng tôi vi phạm đạo đức ngành nghề (cụ thể là nhà giáo, tôi là giáo viên). Tôi muốn hỏi là với trường hợp của tôi có bị tính là sinh con thứ ba hay không? Tôi có được hưởng các chế độ bảo hiểm hiện hành hay không? Và khi làm đơn thì tôi phải làm như thế nào? Tôi có vi phạm pháp luật hay có vi phạm đạo đức nghề nhà giáo không ? Tôi đang rất hoang mang, mong nhận được sự giúp đỡ của pháp luật cho cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn
Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật lao động năm 2012.
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
  • Pháp lệnh dân sự 2003
  • Pháp lệnh năm 2008 sửa đổi Pháp lệnh dân số năm 2003
  • Nghị định 20/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dân số
  • Hướng dẫn 09-HD/UBKTTW năm 2013 UBKTTW thực hiện Quy định 181 QĐ-TW xử lý kỷ luật đảng viên

Nội dung tư vấn :

“6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”

     Thứ nhất trường hợp của bạn có bị tính là sinh con thứ ba hay không:

     Trường hợp của bạn không thuộc trường hợp là sinh con thứ ba, bạn có thể tham khảo bài viết:

     Trường hợp sinh con không vi phạm chính sách dân số  

     Thứ hai bạn có được hưởng các loại bảo hiểm theo pháp luật hiện hành không:

     Nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội thì các chế độ, các loại bảo hiểm bạn được hưởng không liên quan đến việc bạn sống chung với người khác, mà chỉ phụ thuộc vào điều kiện được hưởng của các loại bảo hiểm ví dụ như về điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản, hay hiểm y tế...

     Trường hợp của bạn, nếu bạn đủ điều kiện hưởng thai sản theo quy định pháp luật, bạn có thể tham khảo bài viết : Điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động thì bạn vẫn được hưởng thai sản bình thường.

     Thứ ba, bạn có vi phạm luật hay vi phạm đạo đức nghề nhà giáo không:

    Việc bạn sống chung cùng một người khác mà không có đăng ký kết hôn thì có vi phạm pháp luật không phụ thuộc vào việc sống chung đó có hợp pháp không? Nếu cả bạn và người bạn sống chung đứng trên phương diện pháp luật cả hai đều chưa có quan hệ vợ chồng với ai thì việc sống chung đó không vi phạm pháp luật. Và việc bạn sống chung như thế có vi phạm đạo đức nghề nhà giáo không bạn có thể:

     Căn cứ theo điều 4 quyết định 16/2008 quy định về đạo đức nghề nghiệp nhà giáo:

     Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

  1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
  2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
  3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
  4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

   Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178