• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế bệnh viện. Quy chế bệnh viện được áp dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  • Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế bệnh viện
  • Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT

1. Hiệu lực của Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT

     Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 19/9/1997 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1998.

     Đến thời điểm hiện tại Quyết định này vẫn còn hiệu lực và đang được áp dụng trên thực tế.

2. Nội dung Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT

BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 1895/1997/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 1997

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BỆNH VIỆN

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Điều trị và Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này Quy chế bệnh viện gồm 5 phần:

- Phần I: Quy chế về tổ chức bệnh viện

- Phần II: Quy chế về nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân.

- Phần III: Quy chế về quản lý bệnh viện.

- Phần IV: Quy chế về chuyên môn.

- Phần V: Quy chế công tác một số khoa

Điều 2. Quy chế bệnh viện được áp dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (gọi chung là bệnh viện) kể cả bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng quy chế về tổ chức bệnh viện, các bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư của nước ngoài được phép vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện.

Điều 3. Giao cho Vụ trưởng Vụ Điều trị chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy chế bệnh viện tại các bệnh viện trong cả nước.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 và thay thế công văn số 1876/BYT/CB ngày 12/6/1972, về việc nghiên cứu, học tập và chấp hành những quy định về tổ chức, chức trách, chế độ công tác bệnh viện và quyết định số: 266/QĐ, ngày 01/04/1988 về việc ban hành chế độ chuyên môn công tác bệnh viện.

Điều 5. Các Ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Chánh thanh tra và Vụ trưởng các Vụ của cơ quan Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Viện, Bệnh viện trực thuộc Bộ, Y tế ngành, các Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các Cơ sở điều dưỡng – Phục hồi chức năng; Hiệu trưởng các trường Đại học, Trung học y, dược, các Trung tâm đào tạo y, dược trong cả nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận: - Văn phòng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Khoa giáo TW Đảng;
- Như Điều 5;
- Lưu Pháp chế;
- Lưu trữ;
- Lưu Điều trị;

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
GS. PTS. Đỗ Nguyên Phương

Phần I.

QUY CHẾ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN

1. NHIỆM VỤ CHUNG CỦA BỆNH VIỆN

Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và có các nhiệm vụ sau:

1. Khám bệnh, chữa bệnh:

a. Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chính sách Nhà nước quy định.

b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

2. Đào tạo cán bộ:

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.

3. Nghiên cứu khoa học:

Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh.

4. Chỉ đạo tuyến:

Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới.

5. Phòng bệnh:

Song song với khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.

6. Hợp tác quốc tế:

Theo đúng các quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện:

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện từng bước tổ chức thực hiện việc hạch toán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện.

* Bộ máy tổ chức của các phòng các khoa trong bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (gọi chung là bệnh viện) đa khoa và chuyên khoa hạng I, II và III do Giám đốc bệnh viện tham khảo mô hình tổ chức trong tài liệu này để đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định – Bệnh viện chuyên khoa tham khảo phần tổ chức của bệnh viện đa khoa.

2. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG I

Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

a. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

c. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

2. Đào tạo cán bộ y tế:

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học

b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:

a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.

b. Nghiên cứu dịch tể học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu …

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.

b. Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.

5. Phòng bệnh:

a. Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

b. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

6. Hợp tác quốc tế:

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện:

a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.

b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

II. TỔ CHỨC:

1. Các phòng chức năng:

1. Phòng Kế hoạch tổng hợp

2. Phòng Y tá (điều dưỡng)

3. Phòng Chỉ đạo tuyến

4. Phòng Vật tư – thiết bị y tế

5. Phòng Hành chính quản trị

6. Phòng Tổ chức cán bộ

7. Phòng Tài chính kế toán

2. Các khoa:

1. Khoa khám bệnh

2. Khoa Hồi sức cấp cứu

3. Khoa Nội tổng hợp

4. Khoa Nội tim mạch

5. Khoa Nội tiêu hóa

6. Khoa Nội cơ – xương – khớp

7. Khoa Nội thận – tiết niệu

8. Khoa Nội tiết

9. Khoa Dị ứng

10. Khoa Huyến Học lâm sàng

11. Khoa Truyền nhiễm

12. Khoa Lao

13. Khoa Da Liễu

14. Khoa Thần kinh

15. Khoa Tâm thần

16. Khoa Y học cổ truyền

17. Khoa Lão học

18. Khoa Nhi

19. Khoa Ngoại tổng hợp

20. Khoa Ngoại thần kinh

21. Khoa Ngoại lồng ngực

22. Khoa Ngoại tiêu hóa

23. Khoa Ngoại thận – tiết niệu

24. Khoa Chấn thương chỉnh hình

25. Khoa Bỏng

26. Khoa Phẩu thuật gây mê hồi sức

27. Khoa Phụ sản

28. Khoa Tai – mũi – họng

29. Khoa Răng - hàm – mặt

30. Khoa mắt

31. Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

32. Khoa Y học hạt nhân

33. Khoa Truyền máu

34. Khoa Lọc máu (thận nhân tạo)

35. Khoa Huyến học

36. Khoa Hóa Sinh

37. Khoa Vi sinh

38. Khoa Chẩn đoán hình ảnh

39. Khoa Thăm dò chức năng

40. Khoa Nội soi

41. Khoa Giải phẫu bệnh

42. Khoa Chống nhiễm khuẩn

43. Khoa Dược

44. Khoa Dinh dưỡng

…………………………………………………………………………

     Bạn có thể xem chi tiết Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế bệnh viện tại:

     >>> Tải Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178