Quyền nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
09:43 08/07/2017
Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thực hiện các quyền nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Quyền nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
- Chi nhánh thương nhân nước ngoài
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN NGHĨA VỤ CỦA CHI NHÁNH THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kiến thức của bạn:
Quyền nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp Luật:
Nội dung tư vấn
1. Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thương nhân nước ngoài được phép đặt chi nhánh văn phòng tại Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Thương nhân nước ngoài thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của chi nhánh của mình tại Việt Nam. Chi nhánh thương nhân nước ngoài được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. [caption id="attachment_37423" align="aligncenter" width="448"] Chi nhánh thương nhân nước ngoài[/caption]
2. Quyền của Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh thương nhân nước ngoài có những quyền sau:
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Mục đích của việc mở chi nhánh là nhằm thực hiện mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nên so với văn phòng đại diện - mục đích là tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại- chi nhánh thương nhân có nhiều quyền lợi hơn. Các quyền này sẽ góp phần cho chi nhánh thương nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động sinh lợi thuận lợi hơn.
3. Nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Bên cạnh các quyền, chi nhánh thương nhân nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp Luật. Các nghĩa vụ đó là:
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Do chi nhánh thương nhân nước ngoài hoạt động với mục đích sinh lợi nên chi nhánh thương nhân nước ngoài cần thực hiện các chế độ kế toán theo quy định của pháp Luật Việt Nam, báo cáo hoạt động của chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
- Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
- Quy định mới nhất về thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài ở Việt Nam?
Để được tư vấn về Quyền nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.