Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp người lao động nên biết
21:19 07/10/2018
Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp Nội dung tư vấn về Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp: Nhiều đơn vị, doanh nghiệp, lợi dụng sự kém hiểu biết của người
- Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp người lao động nên biết
- Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp
Câu hỏi về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp:
Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam như thế nào?
Câu trả lời về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định về Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp:
1. Căn cứ pháp lý về Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp:
- Luật Việc làm 2013
- Quyết định 595/QĐ- BHXH năm 2017 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
2. Nội dung tư vấn về Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp:
Nhiều đơn vị, doanh nghiệp, lợi dụng sự kém hiểu biết của người lao động đã chiếm đoạt khoản tiền này bằng cách “nợ” hoặc chậm chi trả cho người lao động, thậm chí là chiếm dụng.
Từ 1/1/2018, Bộ Luật hình sự sửa đổi chính thức có hiệu lực. Một trong các nội dung đáng chú ý là sẽ xử lý hình sự với hành vi gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế với mức xử phạt có thể lên tới 3 tỷ đồng hoặc 10 năm tù. Chính vì thế, người sử dụng lao động và người lao động cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình để tránh vi phạm pháp luật.
2.1. Đối tượng tham gia BHTN
Căn cứ Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
a. Người lao động
- Người lao động tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV như sau:
+ Hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc Hợp đồng làm việc HĐLV không xác định thời hạn;
+ HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn;
+ HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người giúp việc gia đình có giao kết HĐLĐ với đơn vị quy định tại Khoản a nêu trên không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
b. Đơn vị tham gia BHTN
Đơn vị tham gia BHTN là những đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Quyết định số 595/QĐ. Theo đó, người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
2.2. Mức đóng BHTN:
Căn cứ 57 Luật Việc Làm 2013 mức đóng bảo hiểm quy định như sau:
+ Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
+ Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN;
+ Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm. [caption id="attachment_127186" align="aligncenter" width="419"] Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp[/caption]
2.3. Tiền lương tháng đóng BHTN
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
b) Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là tiền lương ghi trong HĐLĐ.
+ Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng (thực hiện từ ngày 1/1/2015).
2.4. Cách thức đóng
Căn cứ Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định cách thức đóng như sau:
- Đóng hằng tháng: Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
- Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
- Đóng theo địa bàn
+ Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
+ Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
Tham khảo thêm bài viết:
- Chốt sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ để chuyển sang công ty mới
- Doanh nghiệp chậm chốt sổ BHXH cho NLĐ thì bị xử lý như thế nào
Để được tư vấn chi tiết về quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động nên biết, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.