Quy định về việc tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng như thế nào?
22:15 12/05/2018
Việc tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng theo quy định nêu trên được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BXD, cụ thể như sau:
- Quy định về việc tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng như thế nào?
- tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TƯỚC QUYỀN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Kiến thức của bạn:
Quy định về việc tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng như thế nào?
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
- Thông tư số 03/2018/TT-BXD quy định chi tiết một số Điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
Nội dung kiến thức về vấn đề tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng:
Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng là hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng. Khoản 10 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định như sau: "10. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này."
Việc tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng theo quy định nêu trên được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BXD, cụ thể như sau:
"a) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 9 Điều 15;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 6 tháng đến 9 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 9 Điều 15;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 9 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 9 Điều 15." [caption id="attachment_89088" align="aligncenter" width="450"] tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng[/caption]
Theo đó, các trường hợp bị tước giấy phép xây dựng bao gồm:
- Tước giấy phép xây dựng từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
- Tước giấy phép xây dựng từ 6 tháng đến 9 tháng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này;
- Tước giấy phép xây dựng từ 9 tháng đến 12 tháng đối với hành vi xây dựng công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng hoặc xây dựng công trình thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
Ngoài ra, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BXD còn có quy định:
- Trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng cá nhân, tổ chức vi phạm không được tổ chức thi công xây dựng.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền ra Quyết định phải thông báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Thanh tra Sở Xây dựng và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Bài viết tham khảo:
- Xin gia hạn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật
- Mua nhà xây không đúng giấy phép xây dựng có an toàn không?
Để được tư vấn chi tiết về việc tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.