• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân biệt phá sản giải thể....Giải thể và phá sản là hai yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường hiện nay ....quy định của pháp luật về vấn đề này...

  • Phân biệt phá sản giải thể ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
  • Phân biệt phá sản giải thể
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phân biệt phá sản giải thể

Câu hỏi của bạn: Xin chào luật sư! Hiện nay tôi có thắc mắc về phân biệt giải thể phá sản. Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi phân biệt hai thủ tục trên. Xin cảm ơn luật sư!
Câu trả lời của luật sư :      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân biệt phá sản giải thể, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt phá sản giải thể như sau: Căn cứ pháp lý: Nội dung tư vấn:

1. Khái niệm phá sản giải thể

     Để phân biệt phá sản giải thể khác nhau như thế nào, trước tiên cần tìm hiểu về khái niệm phá sản và giải thể dựa trên nguồn gốc, lịch sử hình thành và định nghĩa pháp lý của hai thủ tục này.

1.1. Khái niệm về phá sản

     Hiện tượng phá sản ra đời từ rất sớm, lịch sử phá sản của thế giới ghi nhận rằng Italia là nước ghi nhận đạo luật phá sản đầu tiên trên thế giới. Đến thời kì Trung cổ, các quốc gia Châu âu cũng ban hành đạo luật phá sản. Ở Việt Nam, thuật ngữ này được biết đến từ thời kì Pháp thuộc do người Pháp mang sang Việt Nam cùng với quá trình thực dân hoá.Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này đường như không được biết đến. Pháp luật phá sản và thuật ngữ phá sản chỉ thực sự được sử dụng trở lại kể từ khi có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế sang cơ chế thị trường theo đó hiện tượng phá sản dưới tác động- của cạnh tranh trở thành hiện tượng bình thường và tất yếu.

     Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm để tự phục vụ, tự đáp ứng cho nhu cầu của mình nên hoạt động thương mại chưa tồn tại và do đó chưa có hiện tượng phả sản. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Việt Nam, các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước thành lập và tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Các nghiệp này không có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh, mọi hoạt động trong quá trình kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều theo kế hoạch của Nhà nước và cũng không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Lúc bấy giờ, doanh nghiệp kinh doanh có thể nộp vào ngân sách nhà nước, ngược lại nếu thua lỗ thi được Nhà nước bù lỗ. Các doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời này hoạt động không hiệu quả, dưới dạng lãi giả lỗ thật, nợ chồng chất, Nhà nước luôn phải giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách khoanh nợ, xoá nợ hoặc sử dụng các giải pháp mang tính chất hành chính như sáp nhập, giải thể để chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã trên.

     Trên thực tế, doanh nghiệp quốc doanh hay hợp tác xã trong nền kinh tế bao cấp thường không thể bị mất khả năng thanh toán và hiện tượng phá sản cũng không xảy ra. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh phá sản là một yếu tố khách quan mà các doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt.

     Trên phương diện pháp lí, theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 luật phá sản: "Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản." Ta có thể hiểu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là việc doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

2.2. Khái niệm về giải thể

     Theo từ điển Việt Nam học, thuật ngữ "giải thể" được giải thích là việc không còn hoặc làm cho không còn tồn tại như một tổ chức, các thành phần, thành viên phân tán đi. Theo cách hiểu này, giải thể là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức, giải thể trước hết là việc doanh nghiệp tiến hành các hoạt động chính như là thanh lí tài sản, thanh lí nợ tiến tới chấm dứt quyền và nghĩa vụ tài sản để doanh nghiệp rút khỏi thị trường 

     Hiện nay giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện việc rút lui khỏi thị trường. Việc giải thể doanh nghiệp không chỉ làm phát sinh quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn là quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác, bao gồm bạn hàng, đối tác, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là những quan hệ liên quan đến tài sản và liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động giải thể chỉ được coi là hoàn thành nếu doanh nghiệp đã xử lý xong mối quan hệ với tất cả các chủ thể nói trên. Vì vậy, việc giải thể doanh nghiệp phải tuân theo những thủ tục nhất định. 

     Như vậy có thể hiểu giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp vẫn còn khả năng thể thanh toán hoặc đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán tài sản của doanh nghiệp; do không đáp ứng đủ điều kiện thành viên tối thiểu theo quy định hoặc do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là cách doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường một cách hợp pháp. 

3. Phân biệt phá sản giải thể

     Nếu chỉ xem xét về mặt hiện tượng thì phả sản và giải thể doanh nghiệp không có gì khác nhau, bởi cả hai thủ tục này đều dẫn đến việc chấm sự tồn tại của doanh nghiệp và phân chia tài sản lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người làm công. Tuy nhiên, để phân biệt phá sản giải thể cần dựa trên nhiều tiêu chí để nhận thấy sự khác nhau về bản chất 
So sánh hình thức phá sản và giải thể doanh nghiệp
  • Thứ nhất, Lí do giải thể rộng hơn nhiều so với lí do phá sản.

     Phân biệt phá sản giải thể trước tiên cần dự trên lí do hình thành. Theo quy định của pháp luật hiện hành về giải thể, khi rơi vào những trường hợp pháp luật quy định đối với loại hình doanh nghiệp đó có thể tự giải thể hoặc bị giải thể. Các trường hợp giải thể đối với mỗi một loại doanh nghiệp được pháp luật quy định không giống nhau mà tuỳ thuộc vào vị trí, vai trò cũng như ảnh hưởng của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, có thể khái quát lại rằng doanh nghiệp có thể tự chấm đứt hoạt động của mình hoặc bị bắt buộc thể khi: Mục tiêu đề ra không thể đạt được hoặc đã hoàn thành xong mục tiêu đó; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong khi đó, việc phá sản chỉ có thể do một nguyên nhân duy nhất gây ra, là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi có yêu cầu.
  • Thứ hai, phá sản khác với giải thể ở bản chất của hai thủ tục pháp lí cũng như cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đó.

     Phân biệt phá sản giải thể dựa trên bản chất pháp lý: Giải thể là một thủ tục mang tính hành chính, là giải pháp mang tính chất tổ chức, nguời chủ doanh nghiệp tự mình quyết định hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép lập quyết định, còn thủ tục phá sản lại là một thủ tục tư pháp, là hoạt động do một cơ quan nhà nước duy nhất là Toà án có quyền tiến hành theo những quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản.
  • Thứ ba, thủ tục giải thể và thủ tục phá sản khác nhau về mặt hậu quả.

     Phân biệt phá sản giải thể dựa trên hậu quả pháp lý: Giải thể bao giờ cũng dẫn đến chấm dứt hoạt động và xoá tên doanh nghiệp, hợp tác xã, trong khi đó phá sản thì không phải bao giờ cũng đem đến kết quả như vậy. Khi thủ tục phá sản được mở thì không phải bao giờ cũng dẫn đến kết cục là doanh nghiêp bị tuyên phá sản theo quyết định của tòa án mà có thể được phục hồi kinh doanh nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
  • Thứ tư, thái độ của Nhà nước đối với chủ sở hữu hay người quản lý, điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh trong hai trường hợp trên cũng có sự phân biệt. 

     Chẳng hạn, pháp luật nhiều nước trong đó có Việt Nam quy định cấm chủ sở hữu bị phả sản không được hành nghề một thời gian định. Còn trong trường hợp giải thế, vấn đề hạn chế quyền tự do kinh doanh này không được thiết lập      Kết luận: Như vậy, Phân biệt phá sản giải thể là cần thiết để chọn phương án hợp lí cho doanh nghiệp trong thời buổi nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình nhanh chóng.

4. Tình huống tham khảo:

Xin chào luật sư, mong luật sư tư vấn về việc chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị ra quyết định mở thủ tục phá sản không có quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó đúng không? Xin cảm ơn luật sư đã giải đáp

Trả lời:

Nhận định trên là đúng. Theo Khoản 1 Điều 87 Luật Phá Sản 2014 có quy định:

Điều 87. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.

     Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Như vậy, chủ thể có quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Hội đồng chủ nợ chỉ có quyền đưa ra nghị quyết đề nghị áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh chứ không trực tiếp xây dựng phương án phục hồi.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về phân biệt phá sản giải thể:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, kê khai, hoặc các vấn đề ;khác liên quan đến thủ tục giải thể phá sản mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về đăng kí bản công bố sản phẩm như: soạn thảo hồ sơ, giấy tờ, nhận ủy quyền thực hiện thủ tục giải thể và phá sản doanh nghiệp cùng các thủ tục khác có liên quan,.. 

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Phương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178