Nhập hộ khẩu cho con theo bố theo quy định pháp luật
09:18 09/06/2018
Nhập hộ khẩu cho con.....Chuyển khẩu cho con.....Thủ tục nhập hộ khẩu cho con theo bố.....Chủ hộ không cho chuyển khẩu....
- Nhập hộ khẩu cho con theo bố theo quy định pháp luật
- Nhập hộ khẩu cho con theo bố
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NHẬP HỘ KHẨU CHO CON THEO BỐ
Câu hỏi của bạn:
Xin hỏi, tôi người ở tỉnh X vợ người tỉnh Y, năm 2014 có sinh được bé gái tại viện Đa Khoa của tỉnh Y quê vợ, rồi bà ngoại mấy ngày sau đi làm giấy khai sinh cho cháu và nhập khẩu cho cháu về hộ khẩu nhà ngoại. Sau gần 3 năm vợ chồng tôi ly hôn khi đó bé chưa đủ 3 tuổi mẹ được quyền nuôi nhưng không đón và con ở với Bố đến giờ cháu đã 4 tuổi. Giờ tôi muốn nhập khẩu cho con về theo bố để bé ốm đau còn có chế độ và đi học nữa nhưng ông bà ngoại của cháu không chuyển cho và mẹ của cháu giờ cũng không liên lạc đươc. Xin hỏi giờ tôi phải làm thế nào để có thể nhập cháu vào hộ khẩu của bố.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email – Luật Toàn quốc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Nhập hộ khẩu cho con
Theo quy định tại Luật cư trú sửa đổi năm 2013, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ. Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Con của bạn đã và đang ở với bạn từ lúc cháu chưa đủ 3 tuổi đến nay nhưng lại không có hộ khẩu tại nơi thường trú đó. Việc bạn muốn chuyển khẩu và nhập khẩu cho con theo hộ khẩu của bố là đúng với quy định pháp luật. Để đảm bảo các điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe và học tập sau này. Tuy nhiên quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thuộc về vợ bạn. Để tránh trường hợp vợ bạn yêu cầu đưa lại con để cô ấy nuôi thì bạn làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
1. Chuyển khẩu cho con
Trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu hay đăng ký thường trú cho con theo hộ khẩu của bạn, bạn phải xin được giấy chuyển khẩu tại cơ quan công an quận/ huyện nơi đăng ký hộ khẩu của bé. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. [caption id="attachment_94123" align="aligncenter" width="450"] Nhập hộ khẩu cho con theo bố[/caption]
2. Thủ tục nhập hộ khẩu cho con theo bố
Sau khi có giấy chuyển khẩu, bạn thực hiện việc đăng ký thường trú tại tại công an xã/ phường thuộc nơi cư trú mới là nơi thường trú của bạn.
Hồ sơ nhập hộ khẩu cho con theo bố gồm những giấy tờ sau:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
- Giấy chuyển hộ khẩu;
- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
- Bản sao giấy khai sinh của con.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú;
3. Chủ hộ không cho chuyển khẩu
Khoản 8, điều 10 Thông tư 35/215 TT-BCA có quy định như sau: "8. Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật."
Trường hợp ông bà không cung cấp sổ hộ khẩu để bạn làm thủ tục chuyển khẩu và nhập khẩu cho con bạn thì bạn có thể trình bày với cơ quan công an để họ can thiệp giải quyết. Hoặc bạn làm đơn gửi cơ quan Công an đề nghị mời chủ hộ đến làm việc.
Bài viết tham khảo:
- Thủ tục chuyển hộ khẩu cho con đi học theo quy định pháp luật
- Quy định của pháp luật về việc nhập hộ khẩu cho con theo cha
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề nhập hộ khẩu cho con, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.