• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người sử dụng không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động sẽ bị xử lý như thế nào? Người lao động phải làm thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi của mình khi không được người lao động đóng bảo hiểm xã hội? Theo dõi nội dung bài viết để hiểu rõ quy định của pháp luật về vấn đề này.

  • Người sử dụng không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
  • Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Câu hỏi của bạn

     Tôi có vợ là giáo viên dạy tiếng anh kí hợp đồng 3 tháng 1 lần từ năm 2008 đến nay. Mức lương là lương cơ sở nhân với hệ số nghề nghiệp. Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Vậy vợ tôi có được hưởng quyền lợi chi trả lại số tiền bảo hiểm trong những năm ấy không? hay có được làm sổ đóng bảo hiểm từ năm 2008 đến nay không. trong năm 2014 vợ tôi sinh con, cô ấy có được chi trả chế độ thai sản không?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

     Theo khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

     Trên đây là những đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội buộc, trường hợp của vợ bạn, vợ bạn là giáo viên kí hợp đồng lao động 3 tháng một lần như vậy thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho vợ bạn, trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho vợ bạn thì đã vi phạm quy định tại khoản 1, 2 điều 17 Luật này:

     "1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

     2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp". 

     Như vậy, vợ bạn có thể gửi đơn khiếu nại trực tiếp tới người sử dụng lao động yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho bạn hoặc khởi kiện ra tòa về việc này của người sử dụng lao động.

đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 

2. Giải quyết tranh chấp lao động về vấn đề đóng bảo hiểm bắt buộc

     Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì tranh chấp lao động về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tranh chấp lao động cá nhân.

     Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

     Như vậy, tranh chấp lao động cá nhân về vấn đề bảo hiểm xã hội thuộc trường hợp không bắt buộc phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Vì vậy,  bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết nếu người sử dụng lao động không giải quyết cho bạn hoặc giải quyết mà bạn không thấy thỏa đáng. Sau khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc đơn vị sử dụng người lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì sẽ bị truy thu toàn bộ số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng cho bạn từ năm 2008.

3. Chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội 

Các trường hợp được hưởng chế độ thai sản theo quy định tai Luật bảo hiểm xã hội là:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

 - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản: người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

     Theo quy định trên, trường hợp của vợ bạn phải có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. 

     Theo khoản 2 điều 14 Thông tư 59/2015/ NĐ-CP thì "người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú."

     Theo thông tin bạn cung cấp vợ bạn đã sinh từ năm 2014 như vậy vợ bạn không được hưởng bảo hiểm thai sản nữa. Tuy nhiên phần lỗi này 1 phần do phía người sử dụng lao động nên bạn có thể yêu cầu bên phía người sử dụng lao động bồi thường.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178