• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kể từ ngày 01/7/2024, người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được mua đất trồng lúa khi đáp ứng một số điều kiện cụ thể - đây cũng là điểm mới trong quy định của Luật đất đai 2024 về điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa

  • Người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được mua đất trồng lúa từ ngày 01/7/2024
  • Người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được mua đất trồng lúa
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Ở Việt Nam ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng, do đó, việc quản lý các loại đất nông nghiệp nói chung, trong đó có loại đất trồng lúa cũng phải hết sức nghiêm ngặt, không thể chuyển nhượng, mua bán hay tặng cho một cách tự do như các loại đất khác mà cần đáp ứng thêm các điều kiện đặc biệt.

     Vậy theo quy định của Luật đất đai 2024, ai là người được mua bán đất trồng lúa? Điều kiện để mua đất trồng lúa có gì thay đổi so với quy định tại Luật đất đai 2013 hay không?

1. Người không trực tiếp làm nông nghiệp được hiểu như thế nào?

     Tại Khoản 6 Điều 3 Luật đất đai 2024 quy định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp mà có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó theo quy định của Chính phủ.

     Theo đó, căn cứ khái niệm về cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có thể hiểu người không trực tiếp làm nông nghiệp là người không có quyền sử dụng đất nông nghiệp và không có nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, có thể là người lao động, công chức, viên chức hay người được hưởng lương hưu.

     So với quy định tại Luật đất đai 2013, Luật đất đai 2024 đã bỏ đối tượng hộ gia đình sản xuất nông nghiệp mà chỉ có quy định về cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

2. Người không trực tiếp làm nông nghiệp có được mua đất trồng lúa không?

     Tại Khoản 7 Điều 45 Luật đất đai 2024 quy định như sau:

7. Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại Khoản 6 Điều này và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.

     Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, có thể thấy Luật đất đai 2024 đã có quy định hoàn toàn mới so với quy định tại Luật đất đai 2013 về điều kiện để nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa, cụ thể:

     Theo Luật đất đai 2013, bắt buộc hộ gia đình, cá nhân phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì mới được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa.

     Còn tại Luật đất đai 2024 thì chỉ quy định điều kiện đối với người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa vượt hạn mức thì phải đáp ứng điều kiện:

  • Thành lập tổ chức kinh tế;
  • Có phương án sử dụng đất trồng lúa đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

     Tuy nhiên, điều kiện này lại không áp dụng khi người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế của người tặng cho.

     Về hạn mức giao đất trồng lúa được quy định tại Điều 176 Luật đất đai 2024:

  • Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng song Cửu Long;
  • Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

     Tóm lại, theo quy định tại Luật đất đai 2024 khi điều kiện để nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa được hiểu như sau:

  • Một là, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa với diện tích đất trong hạn mức như các loại đất khác;
  • Hai là, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng đất trồng lúa vượt hạn mức thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất được phê duyệt;

3. Các điều kiện chung để mua bán, tặng cho đất trồng lúa

     Bên cạnh điều kiện đặc biệt nêu trên, khi mua bán, tặng cho đất trồng lúa hay bất cứ một loại đất nào khác đều không thể bỏ qua các điều kiện chung khi thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn.... đối với quyền sử dụng đất là:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyề sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
  • Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định hoặc phán quyết của trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

4. Chuyên mục hỏi đáp:

Câu hỏi 1: Phương án sử dụng đất nông nghiệp để được mua đất trồng lúa khi vượt hạn mức gồm những nội dung gì?

     Phương án sử dụng đất nông nghiệp bao gồm các nội dung sau đây:

  • Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất;
  • Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
  • Vốn đầu tư;
  • Thời hạn sử dụng đất;
  • Tiến độ sử dụng đất.

Câu hỏi 2: Mua đất trồng lúa tại Hà Nội bao nhiêu thì vượt hạn mức?

     Hà Nội thuộc khu vực Bắc Bộ nên hạn mức giao đất nông nghiệp là 02 ha, nếu mua đất trồng lúa vượt quá diện tích này thì được coi là vượt hạn mức.  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178