• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về cấp dưỡng.

  • Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
  • nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Hoạt động công ty
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Kiến thức của bạn:

Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật?

 Kiến thức của Luật sư:

Chào bạn!

      Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:      Điều 107 Luật Hôn nhân gia đình quy định:

Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

 Quy định trên có thể hiểu là:

  • Thứ nhất, nhóm người có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm: người được cấp dưỡng; cha, mẹ của người được cấp dưỡng; người giám hộ của người được cấp dưỡng. Theo quy định tại điều 46 Bộ luật dân sự 2015 thì “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.”. Người giám hộ là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định theo bộ luật dân sự được làm người giám hộ.
  •  Thứ hai, Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Người thân thích được hiểu là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình có thể là: ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. 

     Để được tư vấn chi tiết về nghĩa vụ cấp dưỡng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn..               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178