Nghị định số 79/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
14:04 22/08/2018
Nghị định số 79/2006/NĐ-CP, Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, Các hình thức tổ chức kinh doanh thuốc,Các dự án thuộc lĩnh vực dược được hưởng ưu đãi
- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nghị định số 79/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 79/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2006 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DƯỢC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH : Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược về:
- a) Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược;
- b) Quản lý nhà nước về giá thuốc;
- c) Điều kiện kinh doanh thuốc;
- d) Quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt;
đ) Tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc của Nhà nước và giải quyết khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc;
- e) Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về dược.
- Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dượctại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ, ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Cơ sở dược hợp pháp là cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dược được thành lập theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- a) Cơ sở kinh doanh thuốc;
- b) Bộ phận dược củacơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- c) Các trường đào tạo cán bộ dược;
- d) Các viện nghiên cứu dược, viện và trung tâm kiểm nghiệm về thuốc;
đ)Cơ quan quản lý nhà nước về dược;
- e) Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam;
- g) Các cơ sở dược khác theo quy định của pháp luật.
- 2. Niêm yết giá thuốc là việc công khai giá bán thuốc bằng cách in, dán,ghi giá bán lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khácđược đặt, để, treo, dántại nơi bán, cung ứng thuốc theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Điều 3. Các hình thức tổ chức kinh doanh thuốc
- Cơ sở sản xuất thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh sau:
- a) Doanh nghiệp sản xuất thuốc;
- b) Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sản xuất dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.
- Cơ sở bán buôn thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh sau:
- a) Doanh nghiệp bán buôn thuốc;
- b) Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể bán buôn dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu;
- c) Đại lý bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế.
- Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật Dược.
- Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc.
- Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc.
- Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
Chương 2;
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC DƯỢC
Điều 4. Các dự án thuộc lĩnh vực dược được hưởng ưu đãi đầu tư
Các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư về vốn, đất đai, thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Các dự án nhằm phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn:
- a) Dự án quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Dược;
- b) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng của thuốc; cơ sở dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, phân phối thuốc, thử nghiệm lâm sàng thuốc, nuôi trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu.
- Các dự án nhằm phát triển nguồn dược liệu và sản xuất thuốc từ dược liệu:
- a) Dự án nuôi trồng dược liệu, khai thác dược liệu thiên nhiên, lưu giữ và phát triển nguồn gen dược liệu;
- b) Dự án nghiên cứu, chứng minh cơ sở khoa học và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm của các bài thuốc đông y; khảo sát, thống kê các loại dược liệu làm thuốc; sưu tầm, kế thừa, phổbiến vàứng dụng hợp lýcác bài thuốc đông y; tìm kiếm, khai thác sử dụng dược liệu mới, xuất khẩu dược liệu.
Điều 5. Các hình thức hỗ trợ về thuốc
- Các đối tượng thuộc diện chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng giá thuốc không cao hơn giá thuốc bán tại thị xã miền núi, được miễn, giảm hoặc được trợ cấp tiền thuốc và các chế độ, chính sách hỗ trợ về thuốc khác theo quy định của pháp luật.
- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chínhcăn cứ vào yêu cầu và chủ trương hỗ trợ về thuốc trong từng thời kỳ, nghiên cứu sửa đổi,bổ sungcác hình thức, chế độ, chính sách hỗ trợ về thuốc quy định tại khoản 1 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 6. Quy hoạch mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc
Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Bộ Y tế xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc trong cả nước, đặc biệt chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa để bảo đảm đủ thuốc có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tải bản đầy đủ của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP tại đây:
>>>Tải Nghị định số 79/2006/NĐ-CP
Tham khảo thêm bài viết liên quan:
Để được tư vấn chi tiết về Nghị định số 79/2006/NĐ-CP, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn