Nên rút BHXH một lần hay hưởng lương hưu?
08:19 09/08/2024
Nên rút bảo hiểm xã hội một lần hay hưởng lương hưu hiện đang là vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm. Vậy quyền lợi mà người lao động được hưởng khi rút bảo hiểm xã hội một lần và khi hưởng lương hưu khác nhau như thế nào? Quyền lợi nào được hưởng nhiều hơn?
- Nên rút BHXH một lần hay hưởng lương hưu?
- Rút BHXH một lần hay hưởng lương hưu
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nên rút BHXH một lần hay hưởng lương hưu?
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư! Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn: Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2007 đến năm 2015 và bị nghỉ việc. Tôi đã thanh toán lương thất nghiệp 1 lần. Đến tháng 09 năm 2016, tôi đóng tiếp bảo hiểm xã hội đến hiện tại bây giờ mức lương đóng 4,013,000. Vậy tôi xin hỏi có nên đóng tiếp bảo hiểm xã hội hay không, hay là thanh lý bảo hiểm xã hội 1 lần hay đóng tiếp để đủ 15 năm chờ đủ tuổi lĩnh 45% Lương hưu? Và thanh lý bảo hiểm xã hội một lần thì tôi được hưởng những gì? Xin Công ty Luật Toàn Quốc tư vấn hướng dẫn giúp tôi.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi rút BHXH một lần hay hưởng lương hưu tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Rút bảo hiểm xã hội một lần
1.1 Điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần
Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần. Bạn có thể tham khảo Điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần
Để được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Như vậy, nếu bạn muốn rút bảo hiểm xã hội một lần thì bạn phải xem mình có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần hay không.
1.2 Cách tính bảo hiểm xã hội một lần
Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định pháp luật, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước năm 2014 thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sau năm 2014 thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng 2 tháng mức lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như thông tin bạn trình bày, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ 07/2007 đến tháng 12/2015 liên tục đến tháng 9/2016 bạn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho đến giờ tương đương với 9 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức lương đóng bảo hiểm xã hội mà bạn cung cấp thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn như sau:
(6 năm X 1.5 tháng lương) + (3 năm X 2.0 tháng lương) = 15 tháng lương đóng bảo hiểm xã hội
Lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bạn = 202.894.000 : 98 tháng = 2.070.000 đồng
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn bằng 2.070.000 x 15 = 31.050.000 đồng
2. Rút BHXH một lần hay hưởng lương hưu. Cái nào có lợi hơn?
Người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau:
Về tuổi hưởng lương hưu: được quy định tại Bộ luật lao động 2019:
- Đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035
- Đối với người lao động trong trường hợp đặc biệt:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội:
Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường: thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu là từ đủ 20 năm trở lên.
Trường hợp bạn là người lao động nam, bạn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội với mức lương 2.070.000 đồng cho đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội thì mức lương hưu hàng tháng sau này bạn được nhận là: 45% x 2.070.000 = 931.500 đồng/tháng.
Trường hợp bạn là người lao động nữ, bạn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội với mức lương 2.070.000 đồng cho đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội thì mức lương hưu hàng tháng sau này bạn được nhận là: 55% x 2.070.000 = 1.138.000 đồng/tháng.
Chế độ lương hưu tại luật là nhằm giúp người lao động bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động. Như vậy, việc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu sẽ có lợi cho người lao động hơn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo: