Thủ tục đăng ký mã số mã vạch mới nhất
09:36 02/08/2024
Đăng ký mã số mã vạch là thủ tục quan trọng để doanh nghiệp cung cấp thông tin nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tới người tiêu dùng, hồ sơ đăng ký mã vạch gồm những giấy tờ gì, mã vạch bao gồm các ký tự nào và đọc hiểu các ký tự như thế nào?
- Thủ tục đăng ký mã số mã vạch mới nhất
- đăng ký mã số mã vạch
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư, công ty tôi là doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm giấy ăn được gia công từ Trung Quốc. Phía chúng tôi đang có dự định làm mã số mã vạch để thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Vì vậy, Tôi rất mong luật sư tư vấn cho về thủ tục đăng ký mã số mã vạch này? Xin cảm ơn luật sư !
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục đăng ký mã số, mã vạch, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định về mã số, mã vạch hàng hóa sản phẩm
- Thông tư 232/2016/TT-BTC phí cấp mã số mã vạch
1. Mã số mã vạch là gì?
Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức. Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.
Một số thuật ngữ có liên quan:
- GS1 là tên viết tắt của tổ chức Mã số, Mã vạch quốc tế, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về mã số, mã vạch, quy định các thủ tục quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Tổ chức GS1 có các thành viên làm đại diện tại mỗi nước, tại Việt Nam là GS1 Việt Nam;
- Mã số địa điểm toàn cầu - GLN (tiếng Anh là Global Location Number) là dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh địa điểm theo tiêu chuẩn GS1;
- Mã số sản phẩm toàn cầu - GTIN (tiếng Anh là Global Trade Item Number) là dãy số gồm tiền tố mà doanh nghiệp và số định danh sản phẩm theo tiêu chuẩn GS1;
2. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch bao gồm
- Bản Đăng kí sử dụng MSMV đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng ký tên, đóng dấu (02 bản);
- Bản sao "Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh" đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại hoặc "Quyết định thành lập" đối với các tổ chức khác (01 bản);
Lưu ý – Xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu (02 bản);
3. Trình tự thủ tục đăng ký mã số mã vạch
- Doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ có liên quan như bên trên về Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam).
- Hồ sơ được tiếp nhận và kết quả giấy chứng nhận đăng ký mã số, mã vạch sẽ được trả về sau 20 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ).
- Sau khi được cấp mã số mã vạch, quý khách hàng cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã số mã vạch quốc gia (IDD) tại website idd.
-
Nếu doanh nghiệp không cập nhật thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ không được hiển thị trên phần mềm quét mã số mã vạch trên điện thoại di động.
4. Chi phí đăng ký mã số mã vạch là bao nhiêu ?
Theo Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch, mức thu phí cấp mã số mã vạch được quy định cụ thể như sau:
Điều 4. Mức thu phí
-
Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
Đơn vị: Đồng
STT | Phân loại phí |
Mức thu (đồng/mã) |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) | 1.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 300.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 300.000 |
-
Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài
STT | Phân loại | Mức thu |
1 | Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm | 500.000 đồng/hồ sơ |
2 | Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm | 10.000 đồng/mã |
-
Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)
STT | Phân loại phí |
Mức thu (đồng/năm) |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 | |
1.1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) | 500.000 |
1.2 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) | 800.000 |
1.3 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) | 1.500.000 |
1.4 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) | 2.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 200.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 200.000 |
Các lưu ý:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
- Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Khi nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều này (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
5. Các câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Công ty con nhập sản phẩm từ nước ngoài về, đóng gói (lấy tên của công ty con) và phân phối tại thị trường Việt Nam, vậy mã vạch của những sản phẩm này có lấy trong quỹ số của công ty Mẹ hay không? Hay phải đăng ký mã số mã vạch khác?
Trả lời:Công ty con nhập sản phẩm từ nước ngoài về, đóng gói (lấy tên của công ty con) và phân phối tại thị trường VN, thì công ty con nên đăng ký một Mã doanh nghiệp riêng để cung cấp cho các nhãn hàng đó và các nhãn hàng khác tương tự sau này (nếu có).
Câu 2: Công ty tại Đức có nhãn hiệu riêng là X, yêu cầu công ty tại Việt Nam sản xuất, đóng gói và vận chuyển hàng qua bên đó, nghĩa là sản phẩm hoàn thành dưới nhãn hiệu X, sản xuất và đóng gói tại Việt Nam. Vậy trên bao bì sản phẩm X đó có gán được mã số mã vạch của công ty Việt Nam này không? Hay là công ty X đó phải đăng ký mã số mã vạch tại Đức, và phía công ty Việt Nam có được in mã số mã vạch của công ty X trên bao bì không ? có phải gửi công văn thông báo cho Tổng Cục không?
Trả lời:Công ty tại Việt Nam (gia công) sản xuất đóng gói và hoàn thành sản phẩm cho công ty X và hàng xuất trở lại cho bên công ty X:
- Trong trường hợp nếu công ty X có Mã số mã vạch và yêu cầu công ty Việt Nam in mã số mã vạch này trên sản phẩm mà công ty Việt Nam gia công đó thì công ty Việt Nam phải làm thủ tục thông báo cho Tổng cục việc sử dụng mã nước ngoài trên sản phẩm.
- Nếu công ty X chưa đăng ký mã số mã vạch thỉ nên hỏi thủ tục hải quan (xem có yêu cầu phải có mã vạch trên hàng xuất sang nước của công ty X không) và hỏi công ty X xem nước họ có yêu cầu có mã vạch không, mã vạch về họ tự in hay họ ủy quyền cho mình in.
Câu 3: Mã số mã vạch biểu hiện như thế nào trên bao nhiêu bao bì hàng hóa?
Trả lời:
Mã vạch là Một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.
- Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.
- Mã số mã vạch được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển.
Hỗ trợ về nội dung bài viết.
Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
+ Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi!