Điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng hiện nay
13:44 01/08/2024
Đà Nẵng là một trong những thành phố phát triển bậc nhất của Việt Nam, số lượng người dân sinh sống và làm việc ngày càng tăng lên, vậy điều kiện để nhập hộ khẩu của thành phố Đà Nẵng có khó không, người dân cần phải đáp ứng những điều kiện nào,..?
- Điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng hiện nay
- Điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐIỀU KIỆN CHUYỂN HỘ KHẨU VÀO ĐÀ NẴNG
Câu hỏi của bạn về điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà NẵngChào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng theo quy định hiện nay như thế nào? Tôi xin cảm ơn! Câu trả lời của Luật sư về điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng như sau:
Cơ sở pháp lý về điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng
Nội dung tư vấn về điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng. Cụ thể bạn muốn biết điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng hiện nay như thế nào ? Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Tại sao bạn nên nhập hộ khẩu vào Đà Nẵng
Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống. Nhập hộ khẩu vào thành phố Đà Nẵng có thể mang lại nhiều lợi ích, tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân của mỗi người.
Dưới đây là một số lý do phổ biến mà nhiều người chọn nhập hộ khẩu vào Đà Nẵng:
Chất lượng cuộc sống: Đà Nẵng được biết đến là một trong những thành phố đáng sống nhất Việt Nam với môi trường sống trong lành, hạ tầng phát triển, và an ninh tốt.
Cơ hội việc làm: Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ với nhiều dự án kinh tế, khu công nghiệp, và dịch vụ du lịch. Do đó, cơ hội việc làm và thăng tiến nghề nghiệp ở đây khá cao.
Giáo dục và y tế: Đà Nẵng có hệ thống trường học, bệnh viện, và cơ sở y tế chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe của người dân.
Tiện ích công cộng: Thành phố có nhiều công viên, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, và các tiện ích công cộng hiện đại, phục vụ tốt cho đời sống hàng ngày.
Du lịch và giải trí: Đà Nẵng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Bà Nà Hills, Ngũ Hành Sơn, và các bãi biển đẹp. Đây là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống.
Kết nối giao thông: Đà Nẵng có sân bay quốc tế, cảng biển, và hệ thống giao thông thuận tiện, dễ dàng kết nối với các tỉnh thành khác trong và ngoài nước.
Việc nhập hộ khẩu vào Đà Nẵng không chỉ giúp bạn hưởng các quyền lợi địa phương mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng
Trước tiên, ta hiểu nhập hộ khẩu là việc mà công dân đi đăng ký thông tin nơi ở với Công an xã/ phường nơi mà công dân dự định sẽ sinh sống ổn định, lâu dài ở đó. Điều kiện chuyển hộ khẩu vào Đà Nẵng hay hiểu theo thuật ngữ pháp lý là điều kiện đăng ký thường trú tại Đà Nẵng. Căn cứ theo Điều 20 Luật cư trú năm 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:
Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
Trừ các trường hợp trên, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
- Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
- Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
- Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
- Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nên trên bạn có thể tiến hành đăng ký hộ khẩu trường trú tại thành phố Đã Nẵng.
3. Hồ sơ đăng ký thường trú tại Đà Nẵng
Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây: Thủ tục nhập khẩu vào Đà Nẵng theo quy định mới nhất
Bài viết tham khảo:
Hỗ trợ về nội dung bài viết.
Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
+ Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi!