• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài...giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường địa điểm sẽ do các bên lựa chọn..

  • Địa điểm và ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
  • ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Kiến thức cho bạn

Ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Kiến thức của Luật sư

Căn cứ pháp lý

  • Luật trọng tài thương mại 2010

Nội dung tư vấn: Ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

     Tranh chấp khi thực hiện hợp đồng là một rủi ro mà các bên trong giao dịch cần quản trị. Trọng tài là phương thức mà được nhiều bên lựa chọn khi phát sinh tranh chấp. Một mặt, giải quyết bằng trọng tài mang lại nhiều lợi ích như: tính bảo mật, tính nhanh chóng, có giá trị chung thẩm, được lựa chọn địa điểm giải quyết cho phù hợp với các bên.. Mặt khác, sử dụng phương thức giải quyết là trọng tài chính vì có giá trị chung thẩm nên các biện pháp bắt buộc thực hiện sẽ không có; mà các bên muốn buộc bên kia phải thực hiện sau khi giải quyết bằng trọng tài là thông qua Tòa án.

     Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, ngôn ngữ được sử dụng khi lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không phải là ngôn ngữ do các bên lựa chọn mà phải do luật định. Không giống với ngôn ngữ, địa điểm giải quyết tranh chấp là địa điểm là do các bên lựa chọn. Cụ thể theo quy định tại điều 5, 6 luật trọng tài thương mại 2010, ngôn ngữ và địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại như sau:

1. Ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

 Ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định tại điều 10 Luật trọng tài thương mại là Tiếng Việt. Nếu trong trường hợp các bên không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch. Cụ thể:

  • Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
  • Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.
[caption id="attachment_74599" align="aligncenter" width="451"]ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài[/caption]

2. Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Điều 11 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

  • Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
  • Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. 

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178