Cách chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
08:32 06/03/2022
Cách chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác: Bước 1: Xin giấy chuyển hộ khẩu: đầu tiên phải xin giấy chuyển khẩu tại Công an quận/huyện/thị xã
- Cách chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
- chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁCH CHUYỂN HỘ KHẨU TỪ QUẬN NÀY SANG QUẬN KHÁC
Kiến thức của bạn:
Cách chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
1. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp
Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.
Điều 23, Luật cư trú 2013 quy định về việc thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp như sau:
1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác thì phải đăng ký thường trú trong thời hạn mười hai tháng nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú. Trường hợp nếu có hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (Điều 8, Nghị định 167/2013 NĐ-CP).
2. Thủ tục chuyển hộ khẩu thì quận này sang quận khác
Bước 1: Xin giấy chuyển hộ khẩu
Để chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác đầu tiên phải xin giấy chuyển khẩu của công an quận/huyện/thị xã. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm: sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
Bước 2: Đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận mới
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan Công an huyện, quận, thị xã.
* Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
Điều 21, Luật cư trú 2013 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
Cụ thể đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương thì cần phải có thêm các tài liệu sau để chứng minh:
a. Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con,
Bao gồm:
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy đăng ký kết hôn; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
b. Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột,
Bao gồm:
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột: Sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người hết tuổi lao động: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh là người được nghỉ chế độ hưu: Sổ hưu; quyết định nghỉ hưu; xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội; xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ hưu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh về việc công dân nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc: Quyết định hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
c. Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ,
Bao gồm:
- Giấy xác nhận khuyết tật hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đối với người khuyết tật có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất, tinh thần theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
- Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đối với người mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi;
- Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
- Văn bản về việc cử người giám hộ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trừ các trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, của người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự;
d. Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ,
Bao gồm:
- Giấy tờ, tài liệu để xác định là người chưa thành niên: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng: Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Ngoài các giấy tờ, tài liệu nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể khi đăng ký thường trú công dân phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
e. Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại,
Bao gồm:
- Giấy tờ chứng minh là người độc thân: Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột: Sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Điểm mới về thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
Hiện nay, Luật cư trú năm 2006 và Luật sư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã hết hiệu lực, thay vào đó là Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.
Theo Luật cư trú mới này, khi công dân chuyển hộ khẩu sẽ không phải thực hiện thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu như trước đây. Đồng thời biểu mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú cũng được sử dụng thay thế cho biểu mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu. Và về thẩm quyền đăng ký cư trú được thực hiện tại công an cấp xã.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác như: chi phí chuyển hộ khẩu, ủy quyền cho người khác đi chuyển hộ khẩu được không... mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.