Các trường hợp được miễn thị thực
04:18 08/06/2024
Khi nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài sẽ được yêu cầu xuất trình thị thực. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người nước ngoài cũng phải có thị thực mới được nhập cảnh, đó là những trường hợp được miễn thị thực. Vậy các trường hợp được miễn thị thực là những trường hợp nào?
- Các trường hợp được miễn thị thực
- các trường hợp được miễn thị thực
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
1. Thị thực là gì?
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực (thường gọi là visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
2. Các trường hợp được miễn thị thực là những trường hợp nào?
Các trường hợp miễn thị thực được quy định tại Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) bao gồm:
- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện đối với trường hợp này là điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng phải có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam thì không được miễn thị thực.
- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014: Việc sử dụng thẻ tạm trú, thường trú phải lưu ý đến thời hạn.
- Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế có đủ các tiêu chí sau: Có sân bay quốc tế; Có không gian riêng biệt; Có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền và Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
- Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
- Đơn phương miễn thị thực theo quyết định của cơ quan có thẩm có thẩm quyền: Trường hợp này phải đáp ứng các điều kiện là Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ và Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
- Trường hợp cuối cùng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp ở trên thì người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được miễn thị thực.
3. Miễn thị thực có phải mất thêm chi phí gì không?
Mặc dù không cần mất phí cấp thị thực, nhưng để thể hiện rằng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được miễn thị thực, họ cần được cấp một loại giấy Miễn thị thực.
Phí cấp Giấy miễn thị thực là 10 đô la Mỹ theo Phụ lục 2: Biểu mức thu phí trong lĩnh vực ngoại giao ban hành kèm theo Thông tư số 264/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu hỏi 1. Điều kiện để được miễn thị thực là gì?
Điều kiện miễn thị thực được quy định tại Điều 3 Nghị định 82/2015/NĐ-CP, bao gồm 3 điều kiện:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 01 năm.
- Có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Câu hỏi 2. Thời hạn của giấy miễn thị thực là bao lâu?
Giấy miễn thị thực có thời hạn được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 82/2015/NĐ-CP, theo đó Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.
Bài viết cùng chuyên mục: