Xử lý công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng như thế nào?
11:14 13/09/2019
Xử lý công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng như thế nào? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ quy định của pháp luật về vấn đề này:
- Xử lý công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng như thế nào?
- Xử lý công trình xây dựng không có giấy phép
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ LÝ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Kiến thức của bạn:
Xử lý công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng như thế nào?
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Luật xây dựng 2014
- Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Nội dung kiến thức: Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng quy định:
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...17. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Căn cứ quy định tại Khoản 17 Điều 3 Nghị định 121/2013/NĐ-CP giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Đối với hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật, cụ thể tại Điều 12 Nghị định 180/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Đối với công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có giấy phép xây dựng
Căn cứ quy định tại Khoản 1, việc xử lý công trình xây dựng không có giấy phép trong trường hợp này được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Bước 2: Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;
Bước 3: cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng
Trong trường hợp này, việc xử lý công trình xây dựng không có giấy phép được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 như sau:
Bước 1: Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp với vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
Bước 2: Nếu chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng và bị áp dụng các biện pháp như: ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;
Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng thì bị cưỡng chế phá dỡ.
Bước 3: Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.
Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;
Bước 4: Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
Trên đây là quy định của pháp luật về xử lý công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;