• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tôi muốn thành lập một công ty kinh doanh ... Công ty có thể tư vấn giúp tôi về ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp hiện nay được không? ...

  • Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp hiện nay
  • Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

Câu hỏi của bạn:

     Chào các anh các chị!

     Hiện nay tôi muốn thành lập một công ty kinh doanh nhưng vẫn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào. Công ty có thể tư vấn giúp tôi về ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp hiện nay được không?

     Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

  1. Doanh nghiệp tư nhân.

    Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014:

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

 Căn cứ vào Khoản 1 Điều 183 quy định:

     “1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của Doanh nghiệp.”

     Do đó, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

     a. Ưu điểm

     Thứ nhất, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. (K3 Đ 164 LDN 2014)
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật (K1 Đ 185 LDN 2014)

     Thứ hai, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty. Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo điều kiện cho khách hàng, đối tác tin tưởng đối với doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

     Thứ ba, lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi đã tiến hành toàn bộ nghĩa vụ đối với bên thứ ba.

     b. Nhược điểm:

     Bên cạnh những ưu điểm đối với doanh nghiệp tư nhân, thì luật Doanh nghiệp cũng hạn chế rất nhiều đối với loại hình doanh nghiệp như về cách thức huy động vốn, quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời làm chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp doanh
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu chế độ trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu rủi ro rất lớn khi doanh nghiệp phá sản
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Quy định này đã hạn chế quyền huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân so với các loại hình doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, đối với công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu và trái phiếu; công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn, phát triển mở rộng kinh doanh.

     2. Công ty TNHH một thành viên

     Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

     a. Ưu điểm

     Một là, Lợi thế của công ty TNHH một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty nên các quyết định được đưa ra nhanh chóng và kịp thời, không mất nhiều thời gian để thảo luận và đưa ra quyết định về các vấn đề quan trọng như ở loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

     Hai là, do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu và đây là điểm hơn hẳn DNTN.

     b. Nhược điểm:

     Nhược điểm của loại hình này được quy định trong chính cách thức hoạt động của doanh nghiệp như không được rút vốn, việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phần. Do đó, việc huy động vốn của loại hình công ty này bị hạn chế hơn nhiều so với CTCP. [caption id="attachment_24218" align="aligncenter" width="578"]Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp[/caption]

     3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

     Căn cứ vào Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014:

     “Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không được vượt quá 50 thành viên. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”

     a. Ưu điểm:

     Thứ nhất, do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH 2 thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã góp nên ít gây cho rủi ro các thành viên.

     Thứ hai, chế độ chuyển nhượng, mua lại phần vốn góp được quy định chặt chẽ thế nên tránh được tình trạng người lạ, hoặc đối thủ muốn thâm nhập vào công ty.

     b. Nhược điểm:

     Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty được quy định chặt chẽ của pháp luật so với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

     Thứ hai, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Do đó, việc huy động vốn của loại hình công ty này bị hạn chế so với công ty cổ phần

     4. Công ty cổ phần

     Loại hình công ty này thường được lựa chọn khi có nhiều người góp vốn. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông là người sở hữu cổ phần trong công ty. Khác với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có một số ưu nhược điểm như sau:

     a. Ưu điểm

     - Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
     - Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
     - Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
     - Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
     - Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

     b. Nhược điểm

     - Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như;     - Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
     - Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán;

     5. Công ty hợp danh

     Công ty hợp danh thường ít khi được lựa chọn làm loại hình để thành lập công ty. Công ty phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).  Ngoài ra các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

     a) Ưu điểm:

     - Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có quen biết và tin tưởng lẫn nhau cùng góp vốn làm kinh doanh. Do đó việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

     - Các thành viên dễ kết hợp với nhau khi làm việc  nhóm hơn, tạo hiệu quả cao hơn trong công việc.

     - Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

     - Do các thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm vô hạn nên dễ thuyết phục đối tác và khách hàng hơn khi kinh doanh.

     b) Nhược điểm:

     - Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên đối với các thành viên hợp danh của công ty có rủi ro hơn khi kinh doanh.

     - Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

     6. Hợp tác xã

     Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

     Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

     a. Ưu điểm

     - Có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia;

     - Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn;

     - Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.

     b. Nhược điểm

     Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã, tính chất làm ăn nhỏ lẻ, canh tác tồn tại.

     7. Hộ kinh doanh cá thể

     a. Ưu điểm:

     - Quy mô gọn nhẹ 

     - Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản 

     - Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ

     b. Hạn chế: 

     - Không có tư cách pháp nhân

     - Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể

     - Tính chất hoạt động kinh doanh manh mún

     Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email:lienhe@luattoanquoc.com

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178