Tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
11:51 17/09/2019
Tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt chỉ cần đến một độ tuổi
- Tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
- Tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
Kiến thức của bạn:
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt như sau: Điều 8 BLHS 1999 quy định:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Định nghĩa: Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
1. Mặt khách quan của tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt
a. Hành vi của tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt
Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:
Đào, phá mồ mả là hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mà không còn nguyên vẹn như trước. Hành vi đào, phá mồ mả được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ, mục đích khác nhau như: để lấy những đồ vật quý hiếm mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố; để trả thù thân nhân người quá cố; để che giấu hành vi phạm tội… Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội như: đào mộ để bắt chuột, bắt rắn; đập phá một vài hoa tiết trang trí trên mộ…
Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ: Hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thường đi kèm với hành vi đào, phá mồ mả (đào phá mồ mả để chiếm đoạt những đồ vật để trong quan tài), nhưng cũng có trường hợp người phạm tội không đào, phá mồ mả nhưng vẫn chiếm đoạt được những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ như: lợi dụng việc đổi mộ (bốc hài cốt) đã chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ (bát hương, lọ hoa, di ảnh…)
Các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt: Ngoài hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thì các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng được coi là hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
b. Hậu quả của tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt
Hậu quả của hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cứ xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng bị coi là hành vi phạm tội mà chỉ những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến thi thể, mồ mả, hài cốt mới bị coi là hành vi phạm tội.
2. Mặt chủ quan của tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt
a. Lỗi của tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt
Người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là do cố ý. Tức là người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xáy ra song có ý mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.
3. Khách thể của tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người đã chết và thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
4. Chủ thể của tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt
Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Tội mua bán người
- Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội theo quy định của pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về Tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.