Tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ
14:08 11/09/2019
Tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan, chủ thể của tội phạm
- Tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ
- Tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ
Kiến thức của bạn:
Quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật tố tụng hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009
- Nghị Quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 03 năm 2003
Nội dung tư vấn: Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
1. Mặt khách quan
- Hành vi:
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là quy định của Luật Giao thông đường bộ hiện hành về bảo đảm an toàn trong hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ như quy định về: việc chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách giữa các phương tiện tham gia giao thông; sử dụng làn đường; vượt xe, chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng, đỗ xe trên đường (trong và ngoài đô thị); điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua cầu,phà , trong hầm đường bộ và tại các nơi đường giao cắt; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơ moóc
- Hậu quả :
Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS, thì hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị coi là phạm tội khi gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
2. Mặt chủ quan
Lỗi:
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.
+ Vô ý do tự tin, trong trường hợp người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
+ Vô ý do cẩu thả, trường hợp người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
3. Chủ thể:
Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS là tội phạm nghiêm trọng; quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 202 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng;quy định tại khoản 4 Điều 202 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại Điều 12 BLHS, thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Khách thể
Khách thể của tội phạm là sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác