Tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ theo quy định của pháp luật
10:06 02/10/2017
Tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ theo quy định của pháp luật, Động cơ tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này...
- Tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ theo quy định của pháp luật
- Tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ theo quy định của pháp luật
Câu hỏi của bạn:
Xin luật sư cho biết tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ theo quy định của pháp luật
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn:
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ như sau:
Điều 302. Tội tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ
"1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm." [caption id="attachment_54505" align="aligncenter" width="385"] Tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ[/caption]
Định nghĩa: Tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha người đang bị giam, giữ không đúng với quy định của pháp luật.
1. Mặt khách quan của tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ
a. Hành vi của tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ
Có thể nói người phạm tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ thực hiện hai hành vi khách quan, đó là: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi Lạm quyền để tha người đang bị giam giữ
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn tha trái pháp luật người bị giam, giữ là lợi dụng việc pháp luật quy định cho mình có thẩm quyền tha người bị giam, giữ để ra quyết định tha người bị giam, giữ trái với quy định của pháp luật về việc tha người bị giam, giữ.
Lạm quyền tha trái pháp luật người bị giam, giữ là không có thẩm quyền tha người bị giam, bị giữ những vẫn ra quyết định tha người bị giam, bị giữ (quyết định bằng văn bản hoặc bằng miệng)
Biểu hiện của hành vi hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền để tha trái pháp luật người bị giam, giữ là: quyết định trả tự do trái pháp luật người đang bị giam, giữ như: huỷ bỏ việc tạm giam, tạm giữ; thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác khi việc tạm giam vẫn còn cần thiết và chưa hết thời hạn tạm giam; trả tự do cho người bị phạt tù giam đang chấp hành hình phạt tù trong các Trại giam; thả người bị tạm giam, giữ hoặc đang chấp hành hình phạt tù trên đường dẫn giải; đang lao động cải tạo ở nơi lao động, sản xuất.v.v…
b. Hậu quả của tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, bởi vì việc người bị giam, giữ được tha trái phép đã là hậu quả nghiêm trọng rồi. Nếu hành vi tha trái pháp luật người bị giam, giữ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc hoặc khoản 3 của điều luật.
2. Mặt chủ quan của tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ
a. Lỗi của tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ
Người phạm tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền và việc tha người bị giam, giữ như vậy là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra
b. Động cơ của tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ
Động cơ tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này nhưng nói chung động cơ của người phạm tội là động cơ cá nhân hoặc tư lợi.
3. Khách thể của tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ
Tội tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ cũng là tội xâm phạm trực tiếp đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng; ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động tố tụng như: phải tạm đình chỉ điều tra, phải hoãn phiên toà; xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về chế độ giam, giữ dẫn giải người bị giam, giữ. Tha trái pháp luật người bị giam, giữ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng mà còn xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội.
Đối tượng tác động của tội phạm này lại chính là người bị giam, giữ. Thông qua việc tha trái pháp luật những người này mà người phạm tội xâm phạm đến khách thể cần được bảo vệ.
4. Chủ thể của tội tha trái pháp luật người đang bị giam giữ
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; những người có trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mới có thể là chủ thể của tội phạm này
- Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN theo pháp luật hiện hành
- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hiện hành