Tội gây ô nhiễm nguồn nước theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
09:23 31/08/2017
Tội gây ô nhiễm nguồn nước theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, Khách thể của tội gây ô nhiễm nguồn nước xâm phạm đến quan hệ xã hội ...
- Tội gây ô nhiễm nguồn nước theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
- Tội gây ô nhiễm nguồn nước
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội gây ô nhiễm nguồn nước theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
Kiến thức của bạn:
Xin luật sư cho biết: Tội gây ô nhiễm nguồn nước theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành . Xin cảm ơn luật sư
Kiến của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về Tội gây ô nhiễm nguồn nước như sau:
1. Mặt khách quan của tội gây ô nhiễm nguồn nước
a. Hành vi của tội gây ô nhiễm nguồn nước
- Hành vi thải vào nguồn nước các chất thải xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh
- Hành vi thải vào nguồn nước các yếu tố độc hại khác. Hiện nay trong hệ sinh thái nước đã xác định được trên 1500 tác nhân gây ô nhiễm khác nhau. Vì vậy, các yếu tố độc hại khác có thể là: các chất axít và kiềm, các anion (thí dụ: sulphua, sulphít, xyanua...) các chất tẩy rửa, các khí (thí dụ: clo, amoniac...), các chất dinh dưỡng (đặc biệt là photphat và nitrat), các chất thải hữu cơ có tính độc và độ bền cao (phenol, polyclobiphenyl (PCB), dioxin...).
b. Hậu quả của tội gây ô nhiễm nguồn nước
Theo quy định thì người gây ô nhiễm nguồn nước phải đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng mới phạm tội này.
- Đã bị xử phạt hành chính có thể là: đã bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, hoặc phạt tiền, đồng thời người phạm tội còn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính:"buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra".
- Hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây ô nhiễm nhiều nguồn nước có thể thể hiện ở một trọng các dạng sau:
+ Làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
+ Ngăn cản trái phép sự lưu thông của nước;
+ Phá hoại chương trình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
+ Phá hoại chương trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
+ Cản trở quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân;
+ Gây tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Phá hoại cân bằng sinh thái;
+ Làm lây lan dịch bệnh.
2. Mặt chủ quan của tội gây ô nhiễm nguồn nước
a. Lỗi của tội gây ô nhiễm nguồn nước
Lỗi của người phạm tội này là cố ý, họ nhận thức rõ hành vi gây ô nhiễm nguồn nước là xâm phạm đến môi trường, thấy trước hậu quả của hành vi đó làm suy thoái nguồn nước, gây tổn hại đến tính mạng sức khoẻ của con người, làm lây lan dịch bệnh... và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
3. Khách thể của tội gây ô nhiễm nguồn nước
Khách thể của tội gây ô nhiễm nguồn nước xâm phạm đến quan hệ xã hội về bảo vệ môi trường
4. Chủ thể của tội gây ô nhiễm nguồn nước
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Tội vu khống theo quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009
- Tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về xác định tỷ lệ như thế nào theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự?. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: