• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư...quyền của luật sư được gặp hỏi người bị buộc tội..gặp gỡ người bị buộc tội tại nơi giam giữ..

  • Quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư
  • Quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN TRAO ĐỔI RIÊNG VỚI BỊ CAN BỊ CÁO CỦA LUẬT SƯ

Kiến thức cho bạn:

    Quy định của bộ luật hình sự 2015 về quyền được trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư. Luật sư có quyền được trao đổi riêng với thân chủ của mình là bị can bị cáo không? Được gặp trong hoàn cảnh nào và khi gặp có cần thiết phải có mặt của điều tra viên hoặc quản lý trại giam không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này. 

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2003
  • Luật luật sư 2006, sửa đổi năm 2012
  • Nghị định 89/1998/NĐ- CP Ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam
  • Nghị định 98/2002/NĐ- CP sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế tạm giữ, tạm giam tại nghị định 89/1998/NĐ- CP

Nội dung tư vấn:

     Quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2015.

     Trước hết theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự, luật sư tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa. Quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư có sự khác biệt.

     1. Quyền của luật sư theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2015

     Điều 73 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định các quyền của người bào chữa (bao gồm có cả luật sư) gồm có:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  • Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

     So với bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về quyền của luật sư trong việc trao đổi riêng với bị can bị cáo thì bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã mở rộng quyền này hơn. Cụ thể, việc gặp, hỏi người buộc tội là quyền được ghi nhận rõ ràng trong điều luật. Sau mỗi lần hỏi cung người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, luật sư có quyền được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, quyền này được ghi nhận mà không có yếu tố bắt buộc là có hay không có sự cho phép của người có thẩm quyền tiến hành hỏi cung (ví dụ như điều tra viên) và cũng không bắt buộc phải có mặt của điều tra viên tại thời điểm này.  [caption id="attachment_36285" align="aligncenter" width="284"]Quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư Quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư[/caption]

     2. Căn cứ pháp luật hình sự khác có quy định về quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư

     Quyền trao đổi riêng của luật sư với bị can bị cáo, người đang bị tạm giam tại nơi giam, giữ như sau:

     Khoản 3, 4 Điều 1 Nghị định 98/2002/NĐ-CP quy định:

     Khoản 3: "1. Việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam khỏi nơi giam, giữ chỉ được thực hiện khi có Lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự hoặc có văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế này (tưc là quy chế tạm giữ tạm giam theo nghị định 98/1998)”

     Khoản 4: "1. Việc trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ để tiến hành các hoạt động ở bên ngoài khu vực trại tạm giam, nhà tạm giữ trong các trường hợp sau (…) c) Cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác (..)

     2. Ngoài những trường hợp trích xuất quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp dưới đây (…)

     d) Để tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong trường hợp đó, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào quyết định phân công thụ lý vụ án, văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý cho thân nhân, luật sư, người bào chữa khác, đại diện cơ quan, tổ chức nước ngoài thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam để quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ”

     => Căn cứ quy định nêu trên của nghị định, việc luật sư được gặp và trao đổi riêng với bị can, người bị tạm giam, tạm giữ trong hai trường hợp:

     Trường hợp 1: Cần phải có lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu như luật sư có sự trao đổi riêng với người bị giữ, bị giam, bị can ở phía ngoài khu vực giam, giữ.

     Trường hợp 2: Nếu trong khu vực giam, giữ, khi luật sư đề nghị được gặp người tạm giữ, tạm giam, người bị bắt, bị can thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam căn cứ vào văn bản đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án cho luật sư tiếp xúc với bị cáo để quyết định đưa bị cáo đang bị tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ.

     Trong cả hai trường hợp này, việc trao đổi giữa luật sư và thân chủ của họ hoàn toàn là riêng tư vì luật không quy định điều kiện bắt buộc để được trao đổi với thân chủ thì cần phải có mặt của quản lí trại giam hay điều tra viên. Do vậy, việc gặp và trao đổi này của luật sư với bị can không bị bất kỳ người nào ngăn cản, là quyền của luật sư, không bị hạn chế về thời gian trao đổi. Còn văn bản đồng ý của cơ quan thụ lý vụ án là giấy chứng nhận bào chữa của luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp để xác định tư cách tham gia tố tụng; là căn cứ để luật sư thực hiện các quyền của người bào chữa; một trong số các quyền cơ bản đó là được gặp, hỏi người bị buộc tội.

    Tiểu kết: Từ các căn cứ pháp luật nêu trên, quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư là một trong số những quyền cơ bản của luật sư được bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định rõ trong điều 73. Đây là điểm mới được quy định so với bộ luật tố tụng hình sự 2003. Ngoài ra, việc hỏi bị can bị cáo sau khi người có thẩm quyền tiến hành hỏi cung, lấy lời khai cũng là một điểm mới được ghi nhận vào quyền của luật sư (người bào chữa) trong vụ án hình sự. Nếu bị can, người bị bắt đang bị tạm giam, tạm giữ thì tùy theo đề nghị của luật sư là gặp phía ngoài khu vực hay phía trong khu vực giam giữ mà lệnh trích xuất bắt buộc phải có. Đương nhiên, trong quá trình tiếp xúc này sự có mặt của cán bộ quản lí trại giam cũng không là điều kiện bắt buộc để đề nghị gặp thân chủ của luật sư được chấp nhận => từ đó có thể thấy trao đổi riêng với bị can bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ, bị bắt là quyền của luật sư dù hiện tại họ có đang bị tạm giam, tạm giữ hay đang được tại ngoại; thời gian trao đổi trong trường hợp này không bị hạn chế; sự có mặt của điều tra viên hay cán bộ quản lí nơi tạm giam, tạm giữ không là điều kiện bắt buộc để đề nghị gặp của luật sư được chấp nhận.

     Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư

  • Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi quyền trao đổi riêng với bị can bị cáo của luật sư tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178