• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định của bộ luật hình sự về tội cướp tài sản...hành vi của tội cướp tài sản...khung hình phạt và các mức hình phạt cụ thể

  • Quy định của bộ luật hình sự về tội cướp tài sản
  • Tội cướp tài sản
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN

Kiến thức cho bạn:

     Quy định của bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội cướp tài sản

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Quy định của bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội cướp tài sản. Nội dung, hình phạt cụ thể đối với loại tội này 

     1. Nội dung tội phạm

     Nội dung về tội cướp tài sản được quy định tại điều 133, bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 và một số chi tiết được làm rõ tại nghị quyết số 02/2003/NQ- HĐTP. Cụ thể như sau:

     Thứ nhất, cấu thành tội phạm cơ bản cho tội cướp tài sản: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

     Thứ hai, các khung hình phạt và mức phạt cụ thể:

     - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; (Tại mục I, khoản 2 nghị quyết 02/2003/NQ- HĐTP giải thích khái niệm về vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác được hiểu như sau:

     "2.1. "Vũ khí" là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ); 

     2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

     Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...

     Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...

     Về vật có sẵn trong tự nhiên: Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...

     2.3. "Thủ đoạn nguy hiểm" 1à thủ đoạn đã được hướng dẫn tại điểm 5.1 mục 5 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/ 12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999."

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
  • Gây hậu quả nghiêm trọng.

     - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai -mươi năm:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

     - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

     - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     2. Phân tích cấu thành tội phạm

     Điều 8 BLHS 1999 quy định:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

     2.1. Chủ thể của tội phạm

     Chủ thể của tội phạm là những người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do Bộ luật hình sự quy định.

     Cụ thể: người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm.

     Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

     2.2. Khách thể của tội phạm

     Tội cướp tài sản xâm hại trực tiếp đến hai quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ là; quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Đây là hai khách thể trực tiếp bị tội danh này xâm hại. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm cho rằng mục đích chính của loại tội phạm này là xâm hại tới quan hệ sử hữu tài sản và việc xâm hại về mặt nhân thân, thân thể ở một khía cạnh nào đó là công cụ, phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng nên nó được xếp vào mục Các tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật hình sự.

     2.3. Mặt khách quan của tội phạm

     - Hành vi khách quan: theo quy định tại điều 133 của Bộ luật hình sự có 3 dạng hành vi khác nhau được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản đó là:

     Hành vi dùng vũ lực: là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có các công cụ, phương tiện hỗ trợ phạm tội) tác động vào người khác nhằm vô hiệu, tê liệt khả năng chống cự của họ chống lại việc chiếm đoạt của người thực hiện hành vi. Hành vi dùng vũ lực trước hết nhằm vào con người, những hành vi không nhằm vào con người đều không phải là hành vi dùng vũ lực theo quy định của điều luật. Bằng hành vi tấn công như vậy, tội phạm không chỉ mong muốn mà trên thực tế đã làm tê liệt sự chống cự của người bị tấn công, làm cho khả năng thực tế của sự chống cự không thể xảy ra hoặc làm cho người bị tấn công bị tê liệt về mặt ý chí, không dám kháng cự. Đây cũng là dấu hiệu cho phép phân biệt hành vi dùng vũ lực trong tội “Cướp tài sản” có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành vi dùng vũ lực nhưng người có hành vi không nhằm “đương đầu, đối đầu trực tiếp” và cũng không làm tê liệt ý chí của người bị tấn công mà chỉ để tạo điều kiện dễ dàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng như tội “Cướp giật tài sản”. Và cũng theo đó, nếu hành vi dùng vũ lực mà không làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được và cũng không chiếm đoạt được tài sản là trường hợp phạm tội chưa đạt.

     Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: đây là hành vi của người phạm tội bằng lời nói hoặc cử chỉ hoặc cả hai đe dọa sẽ sử dụng vũ lực ngay tức khắc nếu như người bị đe dọa chống cự lại việc chiếm đoạt tài sản. Đe dọa dùng vũ lực có thể thực hiện đối với người bị đe dọa hoặc đối với người khác có quan hệ thân thuộc đối với người bị đe dọa. Hành vi đe dọa dùng vũ lực có tính chất mãnh liệt là làm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ không hoặc khó có thể tránh khỏi; về mặt ý chí sự đe dọa làm cho người bị đe dọa hoàn toàn bị tê liệt; từ đó về cả mặt tinh thần và vật chất thực tại người bị đe dọa không có khả năng chống cự. Yếu tố “ngay tức khắc” trong hành vi đe dọa dùng vũ lực là dấu hiệu nhằm phân biệt tội này với tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Để xác định được chính xác dấu hiệu về hành vi phạm tội của loại tội phạm trên thì cần dựa vào các tình tiết sau:

  • Nội dung và hình thức của hành vi đe dọa (dọa làm gì? Thái độ như thế nào?)
  • Tương quan lực lượng giữa hai bên: bên đe dọa và bên bị đe dọa?
  • Hoàn cảnh không gian và thời gian?
  • Tình hình trật tự xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi phạm tội,….

     Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng: những trường hợp chỉ làm ra vẻ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng không có ý định hoặc không có đủ điều kiện dùng vũ lực ngay tức khắc cũng bị coi là cướp tài sản.

     Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: tuy không phải là hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực như hai hành vi trên nhưng cũng có khả năng như những hành vi đó: làm cho người bị tấn công không có khả năng chống cự, không thể ngăn chặn lại hành vi chiếm đoạt. Về mặt lý trí hay ý chí thì chúng đều làm tê liệt khả năng phản kháng, chống cự của người bị tấn công. Ví dụ của hành vi này có thể là: đầu độc, gây thuốc mê,..

     - Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: vì có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay lập tức hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được mà người phạm tội có thể chiếm đoạt được tài sản của người bị tấn công. Đây là mối liên hệ nguyên nhân hậu quả nhất quán trong thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội.

     2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

     - Lỗi: lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết hành vi của mình: hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, mất khả năng phản kháng. Người phạm tội mong muốn hậu quả từ hành vi trên của mình có thể vô hiệu hóa, đè bẹp lại sự chống cự của người bị tấn công, để thực hiện mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản của họ.

     - Mục đích chiếm đoạt: các hành vi trên của người thực hiện chỉ được coi là hành vi phạm tội cướp tài sản nếu như mục đích của việc thực hiện các hành vi đó là nhằm chiếm đoạt tài sản. [caption id="attachment_30494" align="aligncenter" width="450"]Tội cướp tài sản Tội cướp tài sản[/caption]

     3. Hình phạt

     Tội cướp tài sản quy định bốn khung hình phạt cho loại tội này:

  • Khung hình phạt cơ bản: có mức phạt tù từ 03 năm tới 10 năm.
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: có mức phạt tù từ 07 năm tới 15 năm. Khung hình phạt này áp dụng cho các trường hợp phạm tội có một trong số các tình tiết định khung tăng nặng sau đây:
    • Có tổ chức: là trường hợp đồng phạm cướp tài sản ở hình thức có tổ chức.
    • Có tính chất chuyên nghiệp: có nghĩa người phạm tội đã liên tiếp phạm tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chiếm đoạt và coi việc phạm pháp như là nguồn thu nhập chính.
    • Tái phạm nguy hiểm:
    • Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác (giải thích chi tiết về vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác trong nghị quyết số 02/2003/NQ- HĐTP nêu trên)
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%: đây là trường hợp người phạm tội đã cố ý hoặc vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người bị tấn công.
    • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    • Gây hậu quả nghiêm trọng: hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là những ảnh hưởng xấu đến trật tự, trị an mà hành vi cướp tài sản gây ra.
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 12 năm tới 20 năm. Khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%
    • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
    • Gây hậu quả rất nghiêm trọng
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 18 năm tới 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong số các tình tiết định khung tăng nặng sau:
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người: làm chết người là trường hợp người phạm tội đã gây hậu quả chết người và lỗi của họ đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Nếu người phạm tội cố ý gây ra hậu quả chết người thì hành vi phạm tội không thuộc trường hợp này mà cấu thành 2 tội: tội giết người và tội cướp tài sản.
    • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên
    • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Hình phạt bổ sung đối với loại tội này là: phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Tội cướp tài sản, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178