• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định chung về thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng... Điều kiện tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản... Các trường hợp phá sản tổ chức tín dụng..

  • Quy định chung về thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng
  • thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÁ SẢN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Kiến thức của bạn:

     Quy định chung về thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật phá sản năm 2014
  • Luật tổ chức tín dụng 2010
  • Nghị định 05/2010/NĐ-CP về quy định việc áp dụng luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng 

Nội dung tư vấn:

     Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Những quy định chung về trình tự phá sản của tổ chức tín dụng được quy định như sau:

thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng

    1, Điều kiện xác định tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản

     Trình tự phá sản của tổ chức tín dụng được áp dụng khi:

     Tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.

    2, Các trường hợp phá sản tổ chức tín dụng

     Thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng được áp dụng đối với tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:

  • Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
  • Phục hồi hoạt động kinh doanh;
  • Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
  • Tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản.

     Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản về việc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đối với tổ chức tín dụng, sau khi mở thủ tục phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của tổ chức tín dụng và tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản mà không áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

   3, Những người có quyền và nghĩa vụ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng 

     - Những người sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

  • Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của tổ chức tín dụng;
  • Người lao động làm việc trong tổ chức tín dụng;
  • Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng nhà nước, cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.

     - Đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản.

     - Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.

    4. Các điều kiện để Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng

     Các tổ chức tín dụng muốn mở thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng khi có các điều kiện sau:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

- Tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

     Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết. Chậm nhất là mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có văn bản về việc có hoặc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt.

     Trường hợp người nộp đơn không phải là chủ sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản thì trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án phải thông báo cho tổ chức tín dụng đó biết.      Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email:lienhe@luattoanquoc.com      Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng!      Liên kết tham khảo:

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178