Mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản
10:33 19/10/2019
Tôi muốn được hưởng chế độ thai sản sau khi sinh thì tôi phải mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản ạ. [..................]
- Mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản
- Mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản
Câu hỏi của bạn về quy định về mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về việc mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản. Tôi muốn được hưởng chế độ thai sản sau khi sinh thì tôi phải mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản ạ. Mong luật sư giúp đỡ!
Câu trả lời của luật sư về quy định về mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản như sau:
1. Cơ sở pháp lý về quy định về mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản
2. Nội dung tư vấn về quy định về mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản
Chế độ thai sản luôn được người lao động quan tâm, nhưng làm thế nào để được hưởng chế độ thai sản không phải ai cũng biết. Do vậy, để giải quyết thắc mắc này của người lao động, Luật Toàn Quốc sẽ hướng dẫn bạn như sau:
2.1 Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có được hưởng thai sản không?
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng chế độ thai sản như sau:
Thứ nhất: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Thứ hai: Người lao động nữ sinh con, nhận nuôi con nuôi, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập,... và phải đáp ứng đủ những điều kiện nêu trên. [caption id="attachment_180815" align="aligncenter" width="450"] Mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản[/caption]
2.2 Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ áp dụng cho chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Còn chế độ bảo hiểm bắt buộc sẽ áp dụng cho tất cả các chế độ. Vì vậy mà nếu bạn mua bảo hiểm tự nguyện thì bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
Nếu bạn muốn hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế khi đi sinh con được giảm tiền viện phí thì bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại đại lý bảo hiểm y tế nơi bạn cư trú. Tuy nhiên theo quy định bảo hiểm y tế chỉ bán bảo hiểm cho hộ gia đình không bán bảo hiểm cho cá nhân riêng lẻ. Và mức đóng bảo hiểm từ người thứ hai sẽ giảm dần theo người thứ nhất và có trừ đi cá nhân trong gia đình đang tham gia bảo hiểm.
Để tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình bạn có thể chuẩn bị:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (Mẫu A03-TS).
- Bản sao giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi cao hơn (thương binh...).
- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú đối với trường hợp tham gia theo hộ gia đình được giảm mức đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, trong trường hợp này của bạn, thì bạn chỉ có thể đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở một công ty nào đó, nếu bạn chỉ muốn giảm chi phí khi đi sinh con thì có thể tham gia bảo hiểm y tế tại đại lý bảo hiểm y tế tại Ủy ban nhân dân xã phường.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về mua bảo hiểm gì để được hưởng thai sản, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Nhung