• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Miễn chấp hành hình phạt là gì? Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt, các trường hợp miễn chấp hành hình phạt

  • Miễn chấp hành hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự
  • Miễn chấp hành hình phạt
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về hình phạt bổ sung theo quy định của Bộ luật hình sự: có những hình thức xử phạt bổ sung nào, có được áp dụng nhiều hình thức xử phạt bổ sung với cùng một người không, trường hợp nào bị áp dụng hình thức xử phạt tước một số quyền công dân...   và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

1. Miễn chấp hành hình phạt là gì?

     Trong luật hình sự Việt Nam, miễn chấp hành hình phạt là không buộc người đã bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt đã tuyên. Chế định miễn chấp hành hình phạt được quy định tại điều 57 và khoản 2 điều 58 của bộ luật hình sự. Miễn chấp hành hình phạt được phân thành hai trường hợp: miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

     Nội dung cụ thể của điều luật như sau:

     “Điều 57. Miễn chấp hành hình phạt

     1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

     2. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

     3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.

     4. Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

     5. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.”

     Khoản 2, điều 58:

     “Điều 58. Giảm mức hình phạt đã tuyên (…) 2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.”

2. Các trường hợp cụ thể của quy định về miễn chấp hành hình phạt

     Thứ nhất, thỏa mãn các điều kiện để được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt

  • Bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn;
  • Chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo;
  • Người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Có sự đề nghị của Viện trưởng viện kiểm sát;

     Cụ thể tại một vài trường hợp:

  • Người lập công lớn là người đã tố cáo tội phạm giúp cơ quan điều tra phát hiện tội phạm; đã phát hiện hoặc bắt được phạm nhân trốn khỏi nơi đã giam; đã cứu được tính mạng người khác trong tình thế hiểm nghèo, đã cứu được tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc công dân trong thiên tai, hỏa hoạn…
  • Người mắc bệnh hiểm nghèo là mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, lao nặng ở giai đoạn cuối, bại liệt, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS, suy tim, suy thận ở cấp độ 4.

     Lưu ý: cơ quan có thẩm quyền xét miễn chấp hành toàn bộ hình phạt là tòa án.

     Thứ hai, miễn chấp hành hình phạt do được đặc xá hoặc đại xá

  • Đặc xá là biện pháp khoan hồng của Nhà nước có nội dung là miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt tù cho đích danh một phạm nhân nào đó hoặc cho những phạm nhân thỏa mãn những điều kiện nhất định nào đó.

     Đặc xá thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước và lệnh này thường được ban hành nhân dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn hàng năm.

  • Đại xá là biện pháp khoan hồng của Nhà nước có nội dung tha tội, thường là hoàn toàn và triệt để cho hàng loạt những người phạm tội nhất định nào đó. Hiện nay, theo Hiến pháp, thẩm quyền ra quyết định đại xá thuộc về Quốc hội.
  • Cần lưu ý: tùy ở giai đoạn nào của quá trình thi hành án mà người bị kết án hoặc được đặc xá hoặc đại xã được miễn chấp hành toàn bộ hay phần hình phạt còn lại.
[caption id="attachment_35057" align="aligncenter" width="281"]Miễn chấp hành hình phạt Miễn chấp hành hình phạt[/caption]

     Thứ ba, miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp đã được hoãn chấp hành hình phạt

     Trường hợp người bị kết án có thể được tòa án quyết định miễn chấp hành hình phạt khi có các điều kiện sau:

  • Người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng;
  • Đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự;
  • Trong thời gian được tạm đình chỉ đã lập công;
  • Có đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát

     Thẩm quyền xem xét, ra quyết định miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp này thuộc về tòa án.

     Thứ tư, miễn chấp hành hình phạt còn lại trong trường hợp đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt

     Người bị kết án có thể được tòa miễn chấp hành phần hình phạt còn lại nếu đủ các điều kiện sau:

  • Người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng;
  • Đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự;
  • Trong thời gian được tạm đình chỉ đã lập công;
  • Có đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát

     Thẩm quyền xem xét, ra quyết định miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp này thuộc về tòa án.

     Thứ năm, miễn chấp hành hình phạt bổ sung

     Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu thỏa mãn các điều kiện sau thì có thể được tòa án miễn chấp hành phần hình phạt còn lại:

  • Đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt;
  • Đã cải tạo tốt;
  • Có đề nghị của chính quyền địa phương nơi người bị án chấp hành hình phạt;

     Thẩm quyền xem xét, ra quyết định miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp này thuộc về tòa án

     Thứ sáu, miễn chấp hành phần hình phạt tiền còn lại

     Người bị kết án phạt tiền cũng có thể được tòa án xem xét miễn việc chấp hành phần hình phạt tiền còn lại khi người này:

  • Đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt;
  • Bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn;
  • Có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát.

     Thẩm quyền xem xét, ra quyết định miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp này thuộc về tòa án

     Một số bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về miễn chấp hành hình phạt:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về miễn chấp hành hình phạt. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về miễn chấp hành hình phạt qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về miễn chấp hành hình phạt tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178