• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khởi kiện tranh chấp đất đai ở nhiều nơi theo quy định pháp luật, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai...

  • Khởi kiện tranh chấp đất đai ở nhiều nơi theo quy định pháp luật
  • tranh chấp đất đai ở nhiều nơi
  • Dịch vụ luật đất đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở NHIỀU NƠI

Kiến thức của bạn:      Khởi kiện tranh chấp đất đai ở nhiều nơi Kiến thức của Luật sư: Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức về khởi kiện tranh chấp đất đai ở nhiều nơi

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ở nhiều nơi

     Căn cứ vào Khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:       "Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng."      Như vậy, tranh chấp đất đai ở nhiều nơi thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. 

2. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

     Đối với tranh chấp đất đai ở nhiều nơi sẽ thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện theo khoản 1 điều 35 Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định.

     Tuy nhiên, khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện, do nhiều lý do sẽ được Tòa án cấp tỉnh lấy lên giải quyết. Cụ thể khoản 3 Điều 37 Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: 

"Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện."

     Như vậy, theo đề nghị của Tòa án cấp huyện hoặc khi xét thấy tính phức tạp của một số vụ tranh chấp đất đai đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Tòa án hoặc đảm bảo tính vô tư, khách quan trong tố tụng thì Tòa án cấp tỉnh có thể lấy những vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp huyện lên để giải quyết. 

     Trong thực tiễn tư pháp Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao đã từng hướng dẫn theo hướng Tòa án cấp tỉnh có thể lấy những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện để giải quyết trong những trường hợp: Việc vận dụng pháp luật, chính sách có nhiều khó khăn, phức tạp; Việc điều tra, thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn hoặc phải giám định kỹ thuật phức tạp; Đương sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương, hoặc vụ việc liên quan đến Thẩm phán, Phó Chánh án, Chánh án Tòa án cấp huyện...Theo yêu cầu của đương sự, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện lên để xét xử nếu thấy có lý do chính đáng. 

3. Thẩm quyền Tòa án theo sự lựa chọn
     Theo Điểm c Khoản 1 Điều 39 Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bất động sản như sau:

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

     Tuy nhiên, khi có tranh chấp đất đai ở nhiều nơi không thể áp dụng theo nguyên tắc trên, vì vậy, pháp luật đã quy định nguyên đơn có yêu cầu khởi kiện tranh chấp đất đai ở nhiều nơi có thể lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết mà không cần sự đồng thuận của bị đơn. Cụ thể ăn cứ điểm i khoản 1 điều 40 Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.” [caption id="attachment_85264" align="aligncenter" width="436"]tranh chấp đất đai ở nhiều nơi tranh chấp đất đai ở nhiều nơi[/caption]

4. Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai ở nhiều nơi

      Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì khi có tranh chấp liên quan đến đất đai nếu các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã/phường nơi có tranh chấp để tiến hành hòa giải. Sau khi hòa giải không thành mới tiến hành khởi kiện tại Tòa án.

     Căn cứ Điều 203 luật đất đai năm 2013 quy định các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân là các tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy tờ về đất hoặc không có giấy tờ về đất nhưng lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;
  • Các giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất, chủ quyền nhà ( trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất);
  • Các giấy tờ liên quan tới giao dịch đất đai, nhà ở có thanh chấp: Giấy tờ cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ, mua bán… hoặc các giấy tờ tài liệu thể hiện có quan hệ này;
  • Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết đất đai, nhà ở đang có tranh chấp (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ

     Người khởi kiện vụ án gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có bất động sản được người khởi kiện lựa chọn. 

     Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

     Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 3: Nộp tạm ứng án phí

     Sau khi xem xét hồ sơ đã đầy đủ và đúng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Thẩm phán sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí. 

     Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

     Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 4: Hòa giải tại Tòa án

     Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

Bước 5: Xét xử vụ án

     Sau khi hòa giải không thành sẽ đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.

     Để được tư vấn chi tiết về khởi kiện tranh chấp đất đai ở nhiều nơi quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!      Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178